Tháng 7 Âm lịch, một trong những tháng Âm lịch được nhiều người dân Việt quan tÂm và chú trọng nhất trong năm. Vậy tháng 7 Âm lịch là tháng gì, rằm tháng 7 là ngày nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp chính xác nhất!
Tháng 7 Âm lịch đã đến, tháng Âm lịch được nhiều người truyền miệng rằng dễ xảy ra điều xui rủi, cần phải kiêng kỵ nhiều. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tháng 7 Âm là tháng gì, rằm tháng 7 vào ngày nào cũng như những điều cần kiêng kỵ trong tháng 7 để tránh những điều xui rủi có thể xảy ra.
1 Tháng 7 Âm là tháng gì?
Tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc tháng mở cửa mả. Dân gian quan niệm rằng vào tháng 7 Âm lịch hàng năm là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rÂm tháng 7 Âm lịch là ngày “xá tội vong nhân” hay ngày “Âm khí xung thiên” – ngày Diêm Vương ở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ có thể tự do trở về dương thế. Điều này đồng nghĩa với việc vào tháng 7 Âm lịch, đặc biệt là rằng tháng 7 Âm lịch ma quỷ, vong hồn có thể quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho mọi người.
Tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn
Tại một số quốc gia, quan niệm về tháng cô hồn chỉ có ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn tại Việt Năm thì thời gian này kéo dài 01 tháng, nên tháng 7 Âm lịch cũng được gọi là tháng cô hồn.
2 Tháng 7 Âm là tháng mấy dương 2024?
Tháng 7 Âm trong lịch Âm lịch thường tương ứng với tháng 8 trong lịch Dương lịch. Tuy nhiên, lịch Âm lịch và lịch Dương lịch có sự chênh lệch về các tháng nĂm và chu kỳ trăng lên đến mười ba ngày, vì vậy thời gian tháng 7 Âm có thể thay đổi mỗi năm.
Năm 2024, tháng 7 Âm lịch nằm trong khoảng thời gian từ ngày 4/8 đến ngày 2/9 Dương lịch.
Tháng 7 Âm lịch bắt đầu từ 4/8 đến ngày 2/9 Dương lịch
3 Mùng 1 tháng 7 Âm là ngày bao nhiêu dương?
Năm 2024, mùng 1 tháng 7 Âm lịch rơi vào ngày 4/8 Dương lịch
4 Rằm tháng 7 vào ngày nào?
Năm 2024, rằm tháng 7 Âm lịch rơi vào ngày 18/8 Dương lịch.
5 Vì sao tháng 7 là tháng cô hồn?
Tháng cô hồn theo quan niệm dân gian có liên quan chặt chẽ đến văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc. Theo câu chuyện truyền thống, vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ môn quan để cho các linh hồn quỷ đói trở về thế gian, sau đó quay trở lại địa ngục vào ngày rằm. Theo đó, trong những ngày, người dân sẽ cúng cơm, gạo, muối cho những linh hồn này để tránh quấy rối cuộc sống hàng ngày.
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của tháng cô hồn, không hẳn là bắt nguồn từ Trung Quốc. Các nền văn hóa khác như Ấn Độ, Campuchia và Nhật Bản cũng có niềm tin vào tháng 7 âm lịch và những truyền thống này có thể xuất hiện trước cả đạo Phật.
Trong nền văn hóa Đạo giáo và Phật giáo, cúng cô hồn thường là cách để tôn vinh tổ tiên và tưởng nhớ các linh hồn đã qua đời. Các phong tục và tập quán trong tháng cô hồn có thể khác nhau tùy theo vùng miền và đạo hạnh, nhưng chung quy lại, nó thể hiện lòng kính trọng và ghi nhớ đối với các tổ tiên và linh hồn đã mất.
Vào tháng cô hồn, các linh hồn quỷ đói trở về thế gian
6 Ý nghĩa của tháng cô hồn
Ý nghĩa của tháng cô hồn và việc cúng rằm tháng 7 Âm lịch phản ánh tâm hồn và tư tưởng của con người. Nó xuất phát từ lòng biết ơn và lòng tốt của con người, hướng đến việc an ủi linh hồn đã qua đời và bình an tâm hồn những người sống. Cúng cô hồn không phải là việc xấu hay sai lầm, mà thể hiện nét đẹp của đạo đức, lòng lương thiện và tinh thần nhân văn của người Việt Nam.
Lịch sử đất nước ta đã trải qua nhiều biến động, nhiều cuộc chiến tranh với biết bao hy sinh từ các thế hiển đi trước. Việc cúng cô hồn trở thành dịp để tưởng nhớ và an ủi vong linh của những người đã qua đời.
Mặc dù từ góc độ khoa học, tháng 7 Âm lịch không mang theo điềm xui hay rủi ro, nhưng đây lại là thời điểm chuyển mùa, thời tiết hay thay đổi, khiến con người dễ bị ốm, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Thời tiết không tốt cũng khiến tháng 7 Âm lịch không phải là thời điểm phù hợp để xây sửa nhà.
Tuy nhiên, các cụ thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy việc thực hiện lễ nghi tín ngưỡng cúng rằm tháng 7 mang giá trị về mặt tâm linh hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên cũng không nên đặt nặng vấn đề lễ nghi hay kiêng kỵ thái quá mà bỏ lỡ những dịp, cơ hội trong cuộc sống chỉ với lý do “Vì là tháng 7 cô hồn không nên làm”.
Ngoài ra, trong văn hóa Phật giáo của người Việt, tháng 7 Âm lịch còn có ngày lễ Vu Lan. Ngày lễ này thường rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm và được coi là dịp để tưởng nhớ và báo hiếu đối với cha mẹ, cũng như các vị tổ tiên đã qua đời.
Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ câu chuyện kinh điển Phật giáo về Mục Kiền Liên, một người đã giải thoát cha mẹ khỏi kiếp đời thấp kém và đưa họ vào cõi cực lạc. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng…
Tháng 7 Âm lịch vừa là tháng cô hồn vừa là tháng Vu Lan báo hiếu
7 Cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp?
Như đã nói ở trên, tháng 7 năm 2024 rơi ngày chủ nhật, ngày 18/8/2023 dương lịch. (Tức ngày giáp dần tháng nhâm thân năm giáp thìn).
Trong dân gian có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn đúng ngày 15/7 Âm lịch mà có thể cúng trước và thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian từ mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 Âm lịch (tức từ ngày 05/8 đến trước 12 giờ trưa ngày 18/8 Dương lịch).
Trong năm 2024, ngày cúng rằm tháng 7 được xem là tốt nhất là ngày 15/7 Âm lịch (tức ngày 18/8). Ngày này được cho là xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.
8 Cúng rằm tháng 7 Âm vào giờ nào tốt?
Cúng rằm tháng 7 có thể chia làm ba lễ: cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi nghi lễ cúng có những ngày giờ và cách thức cúng khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý về ngày giờ cúng rằm tháng 7 dành cho bạn:
Cúng thần linh:
- Đây là việc cúng các vị thần, phật, bồ tát và các thánh thần trong Phật giáo và các tôn giáo khác.
- Cúng thần linh có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 Âm lịch, thường được chọn vào ngày rằm (15/7 âm lịch).
- Thời gian cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 giờ đến 12 giờ.
Cúng gia tiên:
- Đây là việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ và bậc sinh thành của mình.
- Cúng gia tiên nên được thực hiện vào ngày 13/7 âm lịch, ngày Đường Phong, được xem là tốt cho xuất hành, cầu tài và mọi sự như ý.
- Thời gian cúng thích hợp là ban ngày, từ 10 giờ đến 12 giờ. Đây là thời gian hoàng đạo, ít ma quỷ xuất hiện hơn và được cho là thời gian thích hợp để gia tiên thụ lộc.
Cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7:
- Đây là việc cúng cho các linh hồn không có nhà cửa và thân nhân thờ cúng.
- Cúng chúng sinh nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn, bắt đầu khi nắng tắt.
- Đặt mâm cỗ nên ở ngoài sân hoặc ngoài đường, không nên đặt ở bậu cửa.
- Cúng chúng sinh phải hoàn thành trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch, vì sau thời gian này cửa địa ngục đóng lại.
Ngoài ra, nếu bạn muốn cúng thần tài ngày rằm tháng 7 thì có thể thực hiện ở công ty, cửa hàng hoặc nhà riêng. Tương tự như cúng thần linh, gia tiên, cúng thần tài cũng nên được thực hiện vào ban ngày, trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 12 giờ trưa.
Cung rằm tháng 7 Âm lịch cần được hoàn tất trước 12 giờ trưa
9 Cúng rằm tháng 7 cần lưu ý gì?
Cúng rằm tháng 7 là một lễ nghi quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, với nhiều hoạt động cúng bái thần linh, gia tiên và cô hồn. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thực hiện các hoạt động trong ngày này:
- Mâm cúng cho thần linh và gia tiên cần được đặt trong nhà, còn mâm cúng cô hồn thì thường đặt ngoài trời, trước cửa nhà hoặc tại chùa.
- Việc cúng chúng sinh cần hoàn tất trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch.
- Khi tung gạo, muối sau khi cúng xong, nên đứng trong nhà và tung từ trong ra ngoài, không nên tung ngược lại vì sẽ khơi dậy các vong hồn vất vưởng vào nhà.
- Nếu gia đình thờ Phật, mâm cúng Phật nên đặt ở vị trí cao nhất, sau đó đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
- Khi cúng chúng sinh, nên ghi rõ tên người nhận lên vàng mã để cúng cho gia tiên. Đọc văn khấn thần linh thổ địa trước, sau đó đọc tên người nhận khi cúng.
- Tháng cô hồn cũng là dịp thích hợp để thăm mộ người thân tại nghĩa địa hoặc trong chùa, nơi lưu giữ các lọ hài cốt, thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng với những người đã khuất.
10 Tháng 7 âm Kiêng gì?
Với quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người dân thường truyền miệng những điều cần kiêng kỵ nhằm xua đuổi xui xẻo, tai ương trong tháng 7 Âm hay tháng cô hồn. Cụ thể như sau:
- Kiêng đi chơi đêm trong tháng 7: Người ta tin rằng ma quỷ, cô hồn được phép trở lại cõi trần vào tháng 7 Âm lịch và chúng phải quay về trước tối ngày rằm. Vì vậy, nửa đầu tháng được cho là âm khí nặng nhất, người dân nên tránh đi chơi đêm để tránh bị ma quỷ quấy rối.
- Kiêng nhặt tiền rơi: Trong tháng cô hồn, khi làm các lễ cúng, nhiều người rải tiền lẻ để mua chuộc quỷ đầu trâu mặt ngựa hoặc làm các nghi lễ khác. Việc nhặt tiền rơi trong thời gian này rất có thể sẽ nhặt phải những đồng tiền cúng đó, dẫn tới những rủi ro hoặc quấy rối từ ma quỷ do “giành phần” của chúng.
- Kiêng đốt vàng mã linh tinh: Tháng 7 Âm lịch là thời điểm người ta tiêu thụ vàng mã nhiều nhất. Tuy nhiên, việc đốt vàng mã tùy tiện có thể tạo điều kiện cho ma quỷ trêu đùa và gây rối. Đồng thời, việc đốt vàng mã còn gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ hỏa hoạn.
- Kiêng ăn vụng đồ cúng cô hồn: Trẻ con thường thích ăn vụng đồ cúng, nhưng riêng mâm cỗ cúng cô hồn thường được người lớn canh chừng đặc biệt cẩn thận, không để trẻ sờ vào mâm cỗ cúng cho đến khi nghi thức hoàn tất. Việc này đến từ quan niệm rằng trong tháng 7, các vong hồn dã quỷ có thể xuất hiện khắp nơi và mâm cỗ chúng sinh là dành cho những đối tượng này. Nếu sợ hoặc ăn vụng đồ cúng của chúng, có thể khiến chúng nổi giận và gây rối.
- Kiêng chi khoản tiền lớn: Nhiều người có xu hướng kiêng xuất tiền, trả nợ trong tháng 7 Âm lịch, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ mùng 1 Âm lịch. Điều này xuất phát từ quan niệm rằng việc chi tiêu lớn trong tháng này có thể dẫn đến hao tài tán lộc. Tất nhiên, hiếm ai sống cả tháng mà không phải chi tiền, việc kiêng xuất tiền/trả nợ chủ yếu áp dụng cho những khoản tiền lớn.
Tháng 7 Âm nên kiêng đốt vàng mã linh tinh
Trên đây là một số thông tin về tháng 7 Âm lịch mà mình đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi tháng 7 Âm là tháng gì, rằm tháng 7 vào ngày nào, đồng thời có thêm những thông tin thú vị về tháng 7 Âm hay còn được gọi là tháng cô hồn.
Lưu ý: Tất cả các thông tin đều mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm và phụ thuộc vào quan niệm, niềm tin của mỗi người. Dân gian thường sống bằng kinh nghiệm, truyền thống nhằm đáp ứng tâm lý hướng đến sự an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, suy cho cùng, điều gì nhiều quá cũng không tốt. Dù lễ nghĩa, mâm cao cỗ đầy đến đâu thì điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.