Tết Hàn thực là ngày gì? Tết Hàn thực có phải là Tết thanh minh không?

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, là một ngày Tết truyền thống xuất hiện phổ biến trong văn hóa của người dân của khu vực miền bắc Việt Nam. Vậy Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực có phải là Tết thanh minh không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có lời giải đáp chính xác nhất!

1 Tết Hàn thực là gì? Diễn ra vào ngày nào?

Tết Hàn thực là một ngày Tết truyền thống diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Ngày Tết truyền thống này được tổ chức chủ yếu tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.

Trong ngày Tết Hàn thực này, nhiều gia đình sẽ xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Như một cách tưởng niệm người thân trong những ngày cuối xuân.

Theo thông lệ, Tết Hàn thực sẽ diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Tức ngày 11/4 Dương lịch, năm 2024.

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm

2 Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” có nghĩa là lạnh, “Thực” có nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết đồ ăn lạnh. Ở Việt Nam, Tết Hàn thực được phỏng theo người phương Bắc, tưởng nhớ ngày Giới Tử Thôi chết cháy. Hai chữ “Hàn thực” gắn liền với một điển tích ở Trung Quốc, được nhắc đến trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.

Chuyện kể rằng vào đời Xuân thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong, sống cảnh loạn lạc, nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. 

Sau đó, được một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi phò trợ, đưa ra nhiều mưu kế, cùng nằm gai nếm mật trong vòng 19 năm trời để giành lại nước Tấn. Thậm chí trên đường lánh nạn, có một lần vì lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình, nấu lên dang vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích tấm lòng của Giới Tử Thôi.

Về sau, Tấn Văn Công giành được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, đã phong thưởng rất hậu cho những ngày có công phò trợ. Nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi, người đã cùng mình đồng cam cộng khổ trong nhiều năm trời.

Tuy nhiên, Giới Tử Thôi cũng không oán hận gì. Bởi trong lòng ông, phò trợ vua là chuyện nên làm, không cầu danh lợi xa hoa. Cũng vì thế, mà sau khi Tấn Văn Công lên ngôi vương, ông đã đưa mẹ về núi Điền Sơn ở Ân.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, đã cho người đi Giới Tử Thôi. Những vì là người không màng danh lợi, quay về ở ẩn nơi thôn dã nên Giới Tử Thôi đã nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Để thúc ép ông quay về, Tấn Văn Công đã ra lệnh đốt rừng – nơi Giới Tử Thôi và mẹ đang ở ẩn. Không ngờ rằng, Giới Tử Thôi lại quyết chí cùng mẹ chịu chết cháy trong rừng. 

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ ông. Và cứ đến ngày 3/3 Âm lịch hàng năm (ngày mất của Giới Tử Thôi), người dân sẽ bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải tiến hành từ hôm trường. Cũng từ đây, người 3/3 Âm lịch hàng ngày được coi là ngày Tết Hàn thực (ngày Tết đồ ăn lạnh).

Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

3 Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Mặc dù nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực là vậy, nghe có vẻ như bắt chước từ ngày Tết của người Trung Quốc. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, thực tế Việt Nam đã được hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt Nam. Tết Hàn Thực của người Việt Nam cũng không phải là để tưởng nhớ Tử Thôi mà mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt.

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, thường kiêng đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó. Ở Việt Nam, trong ngày Tết Hàn thực, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Vào ngày Tết Hàn Thực, các gia đình (chủ yếu là là các gia đình khu vực phía Bắc) sẽ làm bánh trôi, bánh chay để cúng ông bà, tổ tiên. Tại một số địa phương, người dân cũng làm bánh trôi, bánh chay để cúng thần hoàng. Ý nghĩa là để tưởng nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên, hướng về nguồn cội.

Đây cũng là dịp những người thân trong gia đình có thể quây quần bên nhau, sum họp bên mâm cơm gia đình.

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

4 Đồ cúng Tết Hàn thực gồm những gì?

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực gồm:

  • Hương, hoa, trầu cau
  • Mâm ngũ quả
  • Ly nước sạch
  • Rượu
  • Bánh trôi, bánh chay: Về mặt phong thủy, số lẻ tượng trung cho may mắn và số chẵn tượng trưng cho điềm xui. Do đó, người xưa thường dâng 3 bát hoặc 5 bát bánh trôi, bánh chay lên bàn thờ để dâng lên ông bà, tổ tiên với mong muốn cầu xin gặp được nhiều may mắn. 

Bánh trôi, bánh chay cúng Tết Hàn thực

5 Một số lưu ý khi cúng Tết Hàn Thực

Ngày nay, với sự đa dạng trong chế biến món ăn, nhiều gia đình thường “chuộng” sử dụng bánh trôi, bánh chay nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, điều này không đúng với nguyên gốc của Tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay nguyên bản trong ngày lễ Tết Hàn thực là màu trắng, hình tròn thể hiện cho khát vọng và những điều tốt đẹp, viên mãn, tròn đầy và tinh khiết.

Ngoài ra, khác với những ngày lễ Tết khác, Tết Hàn thực thiên về sự đơn giản, không yêu cầu “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ nhiều thủ tục. Mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, bánh chay để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cầu mong cho những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống là được.

6 Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

Tết Hàn thực diễn ra vào tháng 3 Âm lịch hàng năm, là một ngày lễ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Nên thường bị nhầm lẫn với Tết Thanh minh cũng thường diễn ra trong tiết trời tháng 3 Âm lịch.

Tuy nhiên, thực tế Tết Hàn thực và Tết Thanh minh là 2 ngày Tết khác nhau.

Tết Hàn thực diễn ra cố định vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Còn Tết Thanh minh thì diễn ra sau ngày Đông Chí 105 ngày và sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Tết Thanh minh không có ngày cố định nhưng thường diễn ra trong tiết trời tháng 3. 

Trong một câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du đã nói về Tết Thanh minh:

“Thanh minh trong tiết tháng 3

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Tết Hàn thực là ngày Tết mà bạn sẽ làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Còn Tết Thanh minh hay còn được gọi là ngày Tết tảo mộ là ngày con cháu sẽ đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. 

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi Tết Hàn thực là gì cũng như Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh rồi phải không nào? Mong rằng những thông tin cung cấp trong bài viết hôm nay có thể giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về một trong những Tết truyền thống vẫn đang được người dân Việt Nam bảo tồn và phát huy. 

Tiếp tục theo dõi các bài viết của mình để có thêm những thông tin thú vị về các ngày lễ Tết phổ biến hiện nay, bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *