Sẹo có nhiều loại như sẹo phẳng, sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi nổi trên bề mặt da không chỉ gây đau, ngứa mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người trở nên mất tự tin. Vậy nguyên nhân sẹo lồi là do đâu? Triệu chứng và cách điều trị sẹo lồi như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo là quá trình hồi phục vết thương tự nhiên của cơ thể. Đây là kết quả của việc hình thành các mô sợi ở vùng da bị tổn thương để giúp làm liền vết thương. Cơ chế phục hồi sau tổn thương của cơ thể được chia thành 3 giai đoạn: phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo tổ chức.
Thường thì sẽ cần 3 – 6 tháng để cơ thể đi hết cả 3 giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất kỳ rối loạn nào trong các giai đoạn, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và gây ra sự xuất hiện của sẹo.
Tùy theo tình trạng, vị trí tổn thương mà có thể sinh ra các loại sẹo khác nhau. Trong đó, sẹo lồi xuất hiện là do sự phát triển quá mức của các mô nguyên bào sợi sau tổn thương da. Lúc này, các mô nguyên bào sợi sẽ phát triển không ngừng, lan rộng và nổi cao gồ ghề trên bề mặt da.
Độ tuổi có nguy cơ bị bị sẹo lồi cao nhất là 10-30 tuổi. Theo tình trạng phổ biến (dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng) thì phụ nữ có xu hướng hình thành sẹo lồi nhiều hơn nam giới.
Đặc điểm nhận diện của sẹo lồi chắc chắn bạn chưa biết
Sẹo lồi rất dễ nhận biết trên cơ thể nhờ có có một số đặc điểm chính sau:
- Lồi lên trên bề mặt da: Sẹo lồi thường nổi lên so với mặt da xung quanh. Điều này khiến sẹo rất dễ nhận biết và khá khó che phủ.
- Màu sắc khác biệt: Sẹo lồi thường có màu sắc hồng, đỏ, hoặc thậm chí có thể trở thành màu da.
- Đau và ngứa: Sẹo lồi có thể gây ra cảm giác đau và ngứa ở vùng xung quanh.
Sẹo lồi có thể gây mất thẩm mỹ và khiến người có sẹo trở nên tự ti. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi hiện có để giúp giảm tình trạng sẹo. Hãy theo dõi các nội dung tiếp theo dưới đây.
Triệu chứng dấu hiệu của sẹo lồi
Sẹo lồi sẽ xuất hiện trong khoảng 3 – 12 tháng sau khi vùng da bị thương. Lúc đầu, sẹo lồi có thể có màu đỏ, tím hoặc hồng nhưng sau đó sẽ chuyển sang màu sẫm hơn da. Phần viền sẹo sẽ có màu đậm hơn phần trung tâm.
Khi ở trong giai đoạn phục hồi vết thương, cơ thể sản xuất quá nhiều collagen, điều này sẽ kích thích hình thành sẹo lồi mới. Nếu không tìm các điều trị, sẹo lồi có xu hướng lan rộng sau nhiều tuần, vài tháng, thậm chí vài năm để trở thành sẹo lồi lâu năm. Ở một số người, quá trình phát triển này có thể khiến kích thước của sẹo tăng gấp 3 lần trong vài tháng. Quá trình này sẽ hết khi sẹo lồi ngừng phát triển.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi, bạn đã biết chưa?
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:
- Các vết rách da do chấn thương, tai nạn.
- Vết cắt do phẫu thuật
- Nổi mụn thủy đậu hoặc trứng cá
- Bỏng da.
- Xỏ lỗ tai
- Nhiễm trùng da.
Tuy nhiên, những tổn thương da này chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những nguy cơ sau:
- Người có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi, đã từng hình thành sẹo lồi trước đó.
- Xuất hiện vật lạ trong da.
- Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
Sẹo lồi có gây hại không?
Sẹo lồi KHÔNG gây hại. Nó cũng không phải bệnh lây nhiễm, và cũng không phải khối u giống như ung thư. Tuy nhiên, nó có thể gây đau, ngứa, khó chịu. Và đặc biệt sẹo lồi ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình, do vết sẹo dễ dàng nhìn thấy và khó che lấp. Đây là lý do rất là nhiều người trở nên tự ti khi có sẹo lồi. Nếu một người đã từng xuất hiện sẹo lồi thì nguy cơ xuất hiện thêm sẽ rất cao, do đó, cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn bên dưới bài viết để tránh sẹo lồi tái phát.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sẹo lồi
Có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ bị sẹo lồi sau khi bị tổn thương da. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:
- Kích thước và độ sâu của vết thương: Vết thương lớn và sâu có xu hướng tạo ra sẹo lồi nhiều hơn. Bởi vì quá trình lành vết thương cần nhiều thời gian và nguyên bào sợi hơn.
- Chăm sóc vết thương không đúng cách: Nếu quá trình lành vết thương không diễn ra đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, sẽ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
- Loại vết thương: Các loại vết thương như vết cắt, vết chấn thương, và vết rạn da có nguy cơ tạo ra sẹo lồi cao hơn so với các vết thương khác.
- Loại da: Da mặt dầu có khả năng cao hơn để phát triển sẹo lồi so với da khô.
- Tuổi tác: Khi da bị lão hóa, khả năng tái tạo da và đàn hồi giảm, điều này có thể làm cho sẹo lồi trở nên nổi bật hơn.
- Yếu tố di truyền: Một số người có di truyền tiền sử của việc phát triển sẹo lồi, vì vậy họ có nguy cơ cao hơn khi bị tổn thương da.
- Áp lực và căng thẳng: tâm lý căng thẳng cũng có thể góp phần vào sự hình thành sẹo lồi.
Chẩn đoán sẹo lồi như thế nào?
Chẩn đoán sẹo lồi có thể thấy ngay bằng mắt thường. Bác sĩ kiểm tra vùng bị sẹo lồi và sẽ đánh giá các đặc điểm của sẹo, như kích thước, hình dạng, màu sắc, và cảm giác. Họ cũng có thể sờ và bấm nhẹ lên vùng sẹo để xem xét độ cứng và sự lồi lên so với da xung quanh.
Hình ảnh chẩn đoán: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, MRI hoặc CT scan để đánh giá sâu hơn về cấu trúc và tình trạng của vùng sẹo. Hoặc sẽ tiến hành thực hiện sinh thiết da để loại trừ ung thư da.
Thời gian phát triển của sẹo lồi
Sẹo lồi có thể hình thành từ 3 – 12 tháng sau khi da bị thương hoặc lâu hơn. Có khoảng 20% sẹo lồi xuất hiện sau 1 năm chấn thương. Sau giai đoạn ban đầu, sẹo có thể tiếp tục phát triển và trở nên thêm lớn hoặc dày hơn. Một số sẹo lồi có thể ngừng phát triển và bắt đầu dần dần làm mờ sau nhiều năm.
Không có một quy luật cố định về thời gian phát triển sẹo lồi và quá trình làm mờ sẹo có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm hoặc thậm chí lâu hơn. Các yếu tố khác nhau như loại sẹo, vị trí trên cơ thể, cách điều trị, và cơ địa của mỗi người đều ảnh hưởng đến thời gian phát triển và làm mờ sẹo.
Sẹo lồi có chữa được không?
Sẹo lồi không gây nguy hiểm vì không phải ung thư nhưng lại khó chữa dứt điểm. Sẹo có thể quay trở lại ngay cả khi đã được phẫu thuật cắt bỏ. Để giảm nguy cơ bị sẹo lồi, quan trọng để chăm sóc vết thương một cách cẩn thận, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, và sử dụng các sản phẩm làm dịu, tái tạo da, làm mờ sẹo.
Các phương pháp điều trị sẹo lồi được gợi ý từ chuyên gia
Có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau mà bạn có thể xem xét, tùy thuộc vào loại và tính chất của sẹo lồi. Dưới đây là các phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến và mang lại hiệu quả cao hàng đầu hiện nay.
Kem trị sẹo
Đây là phương pháp cực kỳ phổ biến và dễ dàng thực hiện tại nhà. Các loại kem chứa Silicone, vitamin E, Acid Hyaluronic… thường được sử dụng để làm mờ sẹo lồi. Bạn cần sử dụng đều đặn trong một khoảng thời gian dài để thấy hiệu quả.
Trong các loại kem trị hiện nay, Gel ngăn ngừa sẹo và trị sẹo lồi Rejuvaskin Scar Rejuvasil đang là sản phẩm cực kỳ được yêu thích nhờ khả năng điều trị các vết sẹo lồi/ sẹo phì đại, ngay cả với sẹo lâu năm.
Gel trị sẹo lồi Rejuvasil chứa đến 97% thành phần là silicone y tế, tinh chất vitamin C, dầu Emu… giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình phục hồi tế bào tổn thương, đồng thời ngăn ngừa oxy hóa da, ức chế quá trình sản sinh collagen ngăn sẹo lồi xuất hiện. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển của sẹo lồi mới và giúp ép xẹp sẹo lồi trên da nhanh chóng.
Với sẹo dưới 6 tháng hiệu quả cải thiện lên đến 90% chỉ sau 1-2 tháng sử dụng đều đặn. Sẹo từ 6 tháng đến dưới 1 năm, hiệu quả cải thiện lên đến 60-80% chỉ sau 2 – 4 tháng sử dụng đều đặn. Với sẹo từ 1 đến 3 năm, có thể thấy hiệu quả cải thiện từ 40 – 60% sau 3-6 tháng, hiệu quả cải thiện 40-60%. Và với các sẹo trên 4 năm, có thể cải thiện được 40 – 60% sau thời gian điều trị từ 6-12 tháng.
Liệu pháp laser
Các loại laser như laser CO2, laser fraxel, hoặc laser 1540 có thể giúp làm mờ sẹo lồi bằng cách kích thích sự sản xuất collagen và làm phẳng bề mặt da. Bác sĩ sử dụng máy laser có ánh sáng tập trung và năng lượng cao để xác định vùng sẹo. Ánh sáng laser sẽ được tập trung vào sẹo, tiêu diệt các mô sẹo lồi và kích thích sự tái tạo tế bào da.
Quá trình laser thường gây ra một phản ứng viêm nhiễm tạm thời trên da. Điều này thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen và tái tạo tế bào da. Kết quả là, vùng sẹo trở nên mềm mịn hơn và giảm kích thước. Sau quá trình laser, da vùng sẹo có thể đỏ và sưng trong một thời gian ngắn. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào loại laser và cách da phản ứng.
Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng laser có thể gây đau và sưng, và không phải tất cả loại sẹo đều phản ứng tốt với laser. Việc lựa chọn phương pháp điều trị và loại laser phù hợp cần được thảo luận với bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phẫu thuật sẹo
Đối với sẹo lồi lớn và cứng, phẫu thuật sẹo có thể là một phương pháp hiệu quả. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần của sẹo và sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để đóng lại da sao cho mặt da trở nên mịn màng hơn.
Miếng dán silicone ép sẹo lồi
Đây cũng Đây cũng là phương pháp đang được cực kỳ nhiều người lựa chọn để làm mờ và ngăn ngừa sẹo lồi. Các miếng dán trị sẹo có thành phần chính là silicon y tế sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn đồng thời ức chế quá trình hình thành collagen ngăn ngừa sự phát triển của sẹo trên da.
Hiện nay, miếng dán trị sẹo lồi Rejuvaskin Scar FX đang được đánh giá cực kỳ cao về khả năng ngăn ngừa sẹo. Sản phẩm này luôn nằm trong top 1 những sản phẩm ngừa sẹo bán chạy nhất trên thị trường.
Scar FX sử dụng 100% thành phần silicone y tế chất lượng cao giúp bảo vệ trên bề mặt sẹo, kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự mất nước tại vị trí sẹo. Từ đó, ức chế quá trình hình thành Collagen tại vị trí sẹo, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình tái tạo của da, giúp đưa da trở về trạng thái ban đầu.
Scar FX là dạng miếng silicone trong suốt, do đó rất mềm và bám dính tốt trên da. Khi dùng miếng dán, bạn sẽ thấy rất thoải mái, không gây đau nhức hay ngứa ngáy khó chịu, nên rất an toàn và phù hợp với mọi đối tượng. Hiệu quả cải thiện sẹo thấy rõ sau 2 tháng sử dụng, với các vết thương mới hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sẹo, vết sẹo cũ sẽ được làm mờ đi trông thấy. Hiệu quả thể hiện rõ ngay cả với các vết sẹo lồi lâu năm.
Thuốc tiêm
Thuốc tiêm như corticosteroids hoặc các chất fillers có thể được sử dụng để giảm sưng và làm mờ sẹo lồi. Phương pháp này cần được thực hiện dưới bởi bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sẹo để đánh giá cụ thể về liều lượng và thời gian thực hiện tiêm. Trước khi tiêm vết sẹo sẽ được làm sạch và tiệt trùng sau đó bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây mê rồi mới bắt đầu tiêm corticoid. Bởi vì khi tiêm corticoid có thể gây đau tại chỗ.
Trung bình sẽ mất khoảng 2 lần tiêm, để điều trị sẹo lồi thời gian kéo dài từ 1 đến 2 tuần và cần tuân thủ đúng theo những quy định của bác sĩ.
Phương pháp dùng nguyên liệu tự nhiên
Một số phương pháp tự nhiên như dùng gel lô hội, dùng dầu oliu, dùng gel từ lựu, hoặc bôi nha đam có thể giúp làm mờ sẹo lồi, nhưng hiệu quả thường chậm và không rõ rệt. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện cũng như thấy được hiệu quả.
Bật mí cách phòng ngừa sẹo lồi hiệu quả từ chuyên gia
Phòng ngừa sẹo lồi có thể làm giảm nguy cơ sẹo lồi xuất hiện sau khi bạn bị tổn thương da. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa sẹo lồi hiệu quả:
- Chăm sóc vết thương đúng cách: Đảm bảo rửa vết thương bằng nước muối hoặc nước sát khuẩn, sau đó băng hoặc giữ vết thương sạch sẽ. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về cách chăm sóc vết thương.
- Tránh ấn, tì, gãi hoặc chạm tay bẩn vào vết thương: Hành động này có thể gây viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sẹo lồi.
- Chăm sóc da hàng ngày: Duy trì làn da khỏe mạnh bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp với loại da của bạn để duy trì độ đàn hồi và sự tái tạo da.
- Tránh căng thẳng và áp lực: vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục tự nhiên của cơ thể, khiến vết thương lâu lành, làm cho tình trạng da dễ bị sẹo hơn.
- Dinh dưỡng cân đối: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho quá trình lành vết thương. Bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự tái tạo da.
Sẹo lồi không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Vì vậy, hãy nhớ chăm sóc thật kĩ vết thương theo hướng dẫn bên trên để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo lồi. Hoặc sử dụng áp dụng các cách điều trị sẹo ở bên trên để giúp loại bỏ sẹo lồi, tránh sẹo lan rộng và khó điều trị.
Câu hỏi thường gặp:
Có phương pháp tự nhiên nào để làm mờ sẹo lồi không?
Có, một số phương pháp tự nhiên như dùng gel lô hội, dùng dầu oliu, dùng gel từ lựu, hoặc bôi nghệ có thể giúp làm mờ sẹo, nhưng hiệu quả thường không rõ rệt và cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, có khi lên đến 6 – 8 tháng.
Liệu sẹo lồi có thể trở lại sau khi đã điều trị?
Sẹo lồi có thể trở lại sau khi đã điều trị, đặc biệt nếu bạn không duy trì chăm sóc da sau điều trị hoặc nếu bạn tiếp tục bị tổn thương da.
Có phương pháp điều trị sẹo lồi tại nhà không?
Có! Bạn có thể sử dụng Gel ngăn ngừa và trị sẹo Rejuvasil và miếng dán trị sẹo lồi Scar FX tại nhà. Tuy nhiên, cần kiên trì sử dụng đều đặn để thấy hiệu quả.