Trước khi chào đón những thành viên mèo mới trong nhà, điều bạn cần làm là nhận biết chính xác mèo có mang thai hay không, mèo mang thai bao lâu thì đẻ và bạn có thể làm những gì để chăm sóc “cô” mèo đang mang thai.
Nhà bạn nuôi những em mèo xinh xắn, vào mùa sinh sản mèo sẽ tìm bạn tình và cho ra những em mèo nhỏ xinh đáng yêu khác. So với con người, thời gian mèo mang thai ngắn hơn rất nhiều. Bạn có thể chứng kiến một con mèo mang thai và sinh con chỉ trong vài tháng ngắn ngủi? Vậy cụ thể thì mèo mang thai bao lâu thì đẻ? Làm thế nào để biết “cô” mèo nhà bạn có đang mang thai hay không? Dấu hiệu mèo mang thai là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có lời giải đáp chính xác nhất!
1 Mèo mang thai bao lâu thì đẻ?
Mèo thường đẻ sau khi mang thai khoảng 63 đến 69 ngày, tức khoảng 9 tuần hay 2 tháng. Trong thời gian này, mèo sẽ bắt đầu có các dấu hiệu chuẩn bị sinh khi đến gần cuối thai kỳ, như làm tổ, giảm ăn, bồn chồn,… Nếu mèo mang thai lâu hơn 70-72 ngày mà chưa sinh, bạn nên đưa mèo đi khám thú y để đảm bảo sức khỏe của cả mèo mẹ và mèo con.
Mèo mang thai khoảng từ 63 – 69 ngày thì đẻ
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mang thai của mèo
Thời gian mèo mang thai phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loài mèo: Một số loài mèo có thời gian mang thai khác nhau. Ví dụ, mèo nhà thông thường có thời gian mang thai từ 63-69 ngày, trong khi một số loài như mèo Bengal có thể có thời gian ngắn hơn, khoảng 62-66 ngày.
- Tuổi của mèo: Mèo trưởng thành thường có thời gian mang thai ổn định hơn, khoảng 63-69 ngày, trong khi mèo trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành có thể có thời gian mang thai dài hơn, từ 65-70 ngày.
- Lần đầu mang thai: Mèo cái lần đầu mang thai có thể có thời gian mang thai dài hơn so với những lần mang thai sau. Điều này có thể do cơ thể của mèo cái cần thời gian để thích nghi với quá trình mang thai và sinh sản.
- Sức khỏe của mèo: Mèo khỏe mạnh và có dinh dưỡng tốt thường có thời gian mang thai và sinh sản thuận lợi hơn. Sức khỏe kém có thể làm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian mang thai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mang thai của mèo
3 Dấu hiệu mèo mang thai
Nắm bắt được dấu hiệu mèo mang thai giúp bạn có thể chuẩn bị ổ cho mèo và có biện pháp dự sinh tốt nhất cho những cô mèo đắt tiền. Bở vì, đa số mèo cảnh thường được nuôi tại nhà ít ra ngoài nên cơ dịa có phần mũm mĩn và khó sinh hơn các bạn mèo ta được thả rông. Dưới đây là cách nhận biết mèo có mang thai hay không theo cách truyền thống, bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:
Thay đổi chu kỳ động dục
Mèo thường có chu kỳ động dục từ 10 ngày đến 2 tuần một lần. Điều này thường đi kèm với tiếng kêu la hoặc lăn lộn trên sàn. Khi mèo của bạn mang thai, chu kỳ này sẽ dừng lại.
Tăng cảm giác thèm ăn
“Cô” mèo của bạn có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn trong thời mang thai (khoảng 1,5 lần so với chế độ ăn uống bình thường của chúng). Bởi lúc này “cô” mèo của bạn sẽ không chỉ ăn cho “cô ấy” mà còn cho cả mèo con.
Mèo mang thai tăng cảm giác thèm ăn
Núm vú bị sậm màu
Núm vú của mèo sẽ sưng lên và có màu “hồng”. Chúng có thể trông sẫm màu hơn và căng sữa, đặc biệt nếu chúng đã đẻ nhiều hơn một lứa. Tuy nhiên, nó có thể không dễ dàng để nhận ra dưới một lớp lông sẫm màu.
Nôn mửa
Ốm nghén không chỉ là dấu hiệu mang thai phổ biến ở người mà cả mèo cũng có thể bị ốm nghén khi mang thai. Thường xuyên nôn mửa có thể là dấu hiệu cho thấy mèo của bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn liên tục làm như vậy với tất cả thức ăn và không có dấu hiệu mang thai khác, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Tốt nhất bạn nên đưa mèo của bạn đến gặp bác sĩ để thăm khám và phát hiện kịp thời. Dù là mang thai hay bất cứ vấn đề vấn đề sức khỏe nào khác.
Tăng cân
Trong giai đoạn mang thai, mèo có thể tăng từ 1 – 2 kg (tùy thuộc vào số lượng mèo con mà mèo mẹ đang mang). Nếu bạn nhận thấy “cô” mèo của mình tăng cân đột ngột thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy “cô ấy” đang mang thai.
Thời gian ngủ dài hơn
Mèo trong giai đoạn mang thai thường muốn ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Mèo mang thai ngủ nhiều hơn
Hành vi tìm cảm
Nhiều chủ sở hữu vật nuôi nói rằng họ nhận thấy sự gia tăng hành vi tìm cảm của mèo mẹ trong thời gian mang thai. Chẳng hạn như mèo có thể tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và thần kinh của mèo trong thời gian mang thai.
Hành vi làm tổ
Mèo chuẩn bị sinh thường tìm những nơi vắng vẻ, yên tĩnh để làm ổ đẻ. Mèo mang thai thậm chí có thể bắt đầu sắp xếp chăn hoặc nóng nảy với những con vật khác về không gian của mình.
Bụng sưng to
Bụng sưng to cũng là một trong những dấu hiệu mèo mang thai thường thấy. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi này có thể khó thấy hơn ở những con mèo quá cân.
Mèo mang thai bụng sưng to
Dấu hiệu mèo mang thai là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, ăn nhiều hơn và tăng cân đôi khi là bình thường nhưng khi kết hợp thêm một số yếu tố như hành vi làm tổ, thời gian ngủ dài hơn, có thể là dấu hiệu cho thấy “cô” mèo của bạn đang mang thai.
Ngoài ra, để nhận biết khi nào một “cô mèo” béo phì với bộ lông sẫm màu đang mang thai với các dấu hiệu bên ngoài cũng là điều không dễ dàng. Do đó, để biết chính xác “cô” mèo của bạn có đang mang thai hay không, bạn hãy đưa “cô ấy” đến gặp bác sĩ thú y. Họ sẽ thăm khám và thông báo cho bạn kết quả chính xác nhất.
4 Dấu hiệu mèo mang thai giả
Mang thai giả ở mèo là một hiện tượng mà mèo cái thể hiện các dấu hiệu của việc mang thai nhưng thực tế không có thai nhi trong bụng. Đây là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở mèo cái bắt đầu sinh sản hoặc ở các giống như Orientals, Cornish Rex và Sphinx.
Dấu hiệu nhận biết mang thai giả ở mèo:
- Hành vi thay đổi: Mèo có thể kêu meo meo nhiều hơn, thay đổi tâm trạng, trở nên lo lắng hoặc buồn ngủ hơn.
- Tuyến vú phát triển: Bụng mèo có thể phình to ra, tuyến vú phát triển và tiết ra sữa.
- Ăn nhiều hơn: Mèo có thể ăn nhiều hơn, nhưng cảm giác thèm ăn sẽ giảm dần theo thời gian.
- Dọn ổ: Mèo có thể bắt đầu dọn ổ hoặc chuẩn bị nơi sinh đẻ, dù không có thai.
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể xảy ra.
- Chất nhờn âm đạo: Có thể xuất hiện chất nhờn âm đạo với mùi khó chịu.
- Đồ chơi hoặc vật dụng khác: Mèo có thể coi đồ chơi hoặc các vật dụng khác như con đẻ của mình và bảo vệ chúng rất cẩn thận.
- Siêu âm không phát hiện thai: Siêu âm không thấy có thai nhi trong bụng mèo.
Nếu mèo có dấu hiệu mang thai giả, bạn nên đưa mèo đi khám thú y để xác định chính xác tình trạng và nhận được hướng dẫn điều trị thích hợp nếu cần.
5 Làm thế nào để biết mèo của bạn chắc chắn đang mang thai?
Như đã nói ở trên, đưa mèo của bạn đến thăm khám thú ý là biện pháp chắc chắn nhất giúp bạn biết “cô” mèo của bạn có đang mang thai hay không.
Thông thường, bác sĩ thú ý sẽ tiến hành một số biện pháp thăm khám như sau để biết “cô” mèo của bạn có mang thai hay không.
- Sờ nắn: Bác sĩ thú y có kinh nghiệm có thể ấn nhẹ vào bụng mèo và cảm nhận các bào thai của mèo ngay từ ngày thứ 20 của thai kỳ.
- Tia X: Tia X sẽ chỉ hiển thị bộ xương của mèo con khoảng 40 ngày sau khi mang thai. Đó là cách tốt nhất giúp bạn biết được số lượng mèo con.
- Siêu âm: Siêu âm có thể cho bạn biết số mèo con ngay từ ngày thứ 21 của thai kỳ, nhưng đôi khi cũng khó đếm được chính xác số lượng mèo con do đặc điểm cơ thể của mèo mẹ.
6 Mèo mang thai bao lâu thì siêu âm được?
Mèo có thể được siêu âm để kiểm tra thai kỳ từ tuần thứ 3 của thai kỳ, nhưng thời điểm lý tưởng là tuần thứ 4 hoặc 5. Trong tuần thứ 4, siêu âm giúp xác nhận sự phát triển của thai nhi, trong khi tuần thứ 5 cung cấp thông tin chính xác về số lượng thai và sức khỏe của cả mèo mẹ và các bé mèo con. Siêu âm vào thời điểm này cho phép bác sĩ thú y đánh giá tình trạng thai nhi, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.
Mèo mang thai từ tuần thứ 3 của thai kỳ có thể siêu âm được
7 Làm thế nào để chăm sóc mèo mang thai
Nếu bạn đã xác nhận chính xác mèo của bạn đang mang thai, bạn có thể làm một số điều sau để đảm bảo mèo của bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng chào đón những thành viên mèo mới trong nhà.
Thức ăn và nước uống cho mèo mang thai
Đầu tiên, mèo của bạn sẽ ăn cho cả nó và con. Có nghĩa là nó sẽ ăn nhiều hơn bình thường, vì vậy bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều thức ăn hơn cho mèo của mình.
Thức ăn dành cho mèo mang thai
Mèo của bạn nên được cho ăn thức ăn có chất lượng cao để đảm bảo nhu cầu cho cả mẹ và con. Cân bằng cho sự tăng trưởng và sinh sản. Nói chung, thức ăn ướt là lựa chọn lành mạnh hơn thức ăn khô nhưng cả hai đều ổn cho mèo của bạn trong giai đoạn mang thai.
Bổ sung protein và năng lượng giúp mèo khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Thức ăn dành cho mèo trưởng thành rất tốt để cho ăn hàng ngày, nhưng sẽ không có các chất dinh dưỡng bổ sung mà mèo mẹ cần trong thời gian mang thai. Bạn nên lựa chọn thức ăn dành riêng cho mèo mang thai hoặc chuyển về sử dụng thức ăn cho mèo con, từ khi bắt đầu mang thai cho đến sau khi mèo con đã được cai sữa.
Cho mèo của bạn uống sữa công thức (sữa dành riêng cho mèo) cũng mang đến nhiều lợi ích cho những chú mèo con đang phát triển của nó. Điều này không chỉ có nghĩa là chúng nhận được những dinh dưỡng chất lượng cao mà còn giúp chúng cai sữa. Vì mèo con thường có xu hướng bắt chước mèo mẹ và thử một số loại thức ăn mà mèo mẹ ăn.
Cho mèo ăn thường xuyên hơn nhưng với liều lượng nhỏ hơn trong ngày sẽ giúp chúng luôn tràn đầy năng lượng. Bạn có thể chuẩn bị thức ăn khô để chúng ăn nhẹ trong ngày, đảm bảo chúng không bao giờ bị đói.
Nước cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của mèo, vì vậy hãy đảm bảo rằng mèo mang thai, sinh con và cho con bú được tiếp cận với nước liên tục, nhưng trong và sau khi sinh phải để xa tầm tay mèo con để tránh chúng bị chết đuối.
===>>>Tham khảo thêm: Thức ăn cho mèo mang thai, mới đẻ loại nào tốt? Kinh nghiệm chọn mua
Nơi sinh con
Một thời gian ngắn trước ngày dự sinh, hãy cung cấp cho mèo một chiếc hộp hoặc “ổ” để chúng có thể sinh và chăm sóc mèo con mới sinh của mình. Hãy đảm bảo rằng hộp đồ sơ sinh này đủ rộng để mèo của bạn và lứa của chúng có thể thoải mái ở, nhưng cũng đủ cao để ngăn mèo con tò mò trốn thoát.
Đặt tổ ở nơi ấm áp và lót bằng chăn hoặc khăn mềm. Cố gắng tìm một vị trí quen thuộc để đặt hộp, đảm bảo nó đủ yên tĩnh và khuất tầm nhìn, đồng thời chỉ cho mèo của bạn biết vị trí đặt hộp.
8 Dấu mèo sắp chuyển dạ sắp sinh
Nếu mèo từ chối thức ăn, tỏ ra cáu kỉnh và tìm kiếm một nơi vắng vẻ để ổn định cuộc sống, đó có thể là do quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu rất sớm.
- Thân nhiệt của mèo sẽ giảm xuống khoảng 37,8 độ C trong 12 – 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Ngay trước khi sinh, mèo mẹ có thể trở nên khó chịu hơn, tỏ ra kích động và muốn tắm rửa liên tục.
- Quá trình sinh nở sẽ bắt đầu với những cơn co thắt mạnh ở bụng, sau đó là một ít dịch tiết từ âm đạo của mèo mẹ.
Dấu mèo sắp chuyển dạ sắp sinh
Hầu hết các cuộc chuyển dạ của mèo đều diễn ra suôn sẻ và bạn không cần phải can thiệp. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu, chẳng hạn như tiết dịch đổi màu và mẹ căng ra mà không sinh ra mèo con, điều này có thể gợi ý các biến chứng. Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
9 Mèo đẻ trong bao lâu thì xong?
Thời gian mèo đẻ thường diễn ra khoảng 10 – 60 phút cho một lần sinh. Tổng quá trình sinh đẻ của mèo mẹ hoàn tất mèo con được sinh ra trong vòng 6 giờ. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp kéo dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào từng con mèo và tình trạng sức khoẻ của chúng.
10 Một con mèo có thể để bao nhiêu con trong một lứa đẻ?
Thông thường, một con mèo có thể để khoảng 10 con mèo trong 1 lứa đẻ. Trong lần đẻ đầu tiên, mèo thường có xu hướng sinh ít hơn, khoảng 2 – 3 mèo con. Những con mèo già hơn cũng có xu hướng đẻ ít hơn.
11 Mèo bao nhiêu tuổi có thể mang thai?
Mèo có thể mang thai ngay khi được khoảng 4 tháng tuổi. Mèo không trải qua thời kỳ mãn kinh như con người, chúng thể tiếp tục mang thai cho đến vài năm cuối đời. Có thể nói, nếu không sử dụng biện pháp can thiệp, một con mèo có thể mang thai từ khi còn rất nhỏ cho đến khi rất già.
Mèo có thể mang thai ngay khi được khoảng 4 tháng tuổI
12 Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ
Dưới đây là những điều kiêng kỵ cần tránh để giúp mèo mẹ có một quá trình sinh nở thuận lợi.
- Không can thiệp vào quá trình sinh đẻ của mèo: Mèo mẹ thường có khả năng tự lo liệu khi đẻ, việc can thiệp không cần thiết có thể gây ra căng thẳng cho mèo mẹ, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Bạn nên quan sát từ xa và chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết, chẳng hạn như khi có dấu hiệu mèo mẹ gặp khó khăn. Đảm bảo rằng môi trường xung quanh mèo mẹ yên tĩnh, ít tiếng ồn và không bị làm phiền.
- Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ: Sau khi sinh, mèo mẹ cần được chăm sóc trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi và chăm sóc mèo con. Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ trong giai đoạn này để giảm thiểu stress cho mèo. Bạn nên đặt mèo mẹ và mèo con trong một phòng riêng biệt, yên tĩnh để giảm thiểu tiếng ồn và sự xáo trộn. Giữ khu vực xung quanh mèo sạch sẽ và khô ráo, thay khăn trải giường hàng ngày, đặc biệt trong vài tuần đầu tiên. Trải nhiều lớp khăn tắm trên giường để dễ dàng thay lớp bẩn, giữ lớp sạch bên dưới.
- Không di chuyển mèo tới các vị trí mới: Trong quá trình sinh đẻ, cơ thể mèo trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Di chuyển mèo trong thời gian này có thể gây ra căng thẳng và gián đoạn quá trình sinh nở, dẫn đến các biến chứng hoặc chấn thương cho mèo. Hãy chọn và chuẩn bị sẵn vị trí mà bạn muốn mèo mẹ sinh con từ trước. Nếu không thật sự cần thiết, không nên di chuyển mèo mẹ và mèo con đến chỗ khác ngay sau khi sinh.
- Không để các con vật khác đến gần mèo mẹ: Sau khi sinh, mèo mẹ dành nhiều thời gian để chú ý và bảo vệ con của mình. Sự hiện diện của các con vật khác có thể khiến mèo mẹ căng thẳng hoặc lo lắng, ảnh hưởng đến sự chăm sóc và an toàn của mèo con. Các con vật khác cũng có thể mang vi khuẩn hoặc virus, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con. Cung cấp một không gian riêng biệt, an toàn và yên tĩnh cho mèo mẹ và mèo con. Nếu có các con vật khác trong nhà, giám sát chặt chẽ và ngăn chúng lại gần khu vực sinh của mèo mẹ.
- Không cho mèo đẻ ăn quá no: Việc cho mèo mẹ ăn quá no ngay trước hoặc sau khi sinh có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa. Bụng mèo mẹ chứa đầy thức ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên cung cấp nhiều bữa ăn nhỏ, giàu dinh dưỡng để mèo mẹ có đủ năng lượng mà không bị quá tải. Chọn thức ăn giàu protein và dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe của mèo mẹ mà không cần ăn quá nhiều. Đảm bảo lượng thức ăn cung cấp đủ năng lượng nhưng không làm mèo mẹ cảm thấy quá no, tránh rối loạn tiêu hóa.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi mèo mang thai bao lâu thì đẻ rồi phải không nào. Mong rằng qua bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về thời gian mèo mang thai, dấu hiệu mèo mang thai cũng như cách chăm sóc mèo mang thai hiệu quả nhất. Chúc “cô” mèo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón những thành viên mèo mới trong gia đình mình.