Làm thế nào để nặn mụn một cách an toàn?

Nặn mụn như thế nào cho đúng và an toàn là thắc mắc mà của nhiều khách hàng khi gặp vấn đề da nổi mụn. Bởi việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến làn da tổn thương, hình thành sẹo mụn, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu cách nặn mụn an toàn qua bài viết dưới đây.

1. Các loại mụn

Hầu hết, mụn hình thành do các tế bào da bao quanh nang lông của bạn dính lại với nhau. Điều này có thể tạo ra một nút cứng chặn lỗ chân lông của bạn. Một số thứ có thể kích hoạt phản ứng này trên da của bạn, bao gồm:

  • Nội tiết tố
  • Phản ứng dị ứng
  • Vi khuẩn
  • Dầu tự nhiên

Kết quả là lỗ chân lông bị tắc bởi dầu, mủ hoặc bã nhờn, tạo ra vùng da sần sùi và viêm nhiễm. Dưới đây là ba loại mụn phổ biến:

  • Mụn đầu đen là lỗ chân lông mở bị tắc bởi dầu và tế bào chết. Dầu và các tế bào che phủ lỗ chân lông của bạn trông sẫm màu khi tiếp xúc với không khí, khiến mụn đầu đen có vẻ ngoài sẫm màu điển hình.
  • Mụn đầu trắng tương tự như mụn đầu đen, nhưng chúng được bao phủ bởi làn da của bạn. Bạn có thể thấy một nốt sần trên da bao phủ lớp nút cứng, màu trắng đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
  • Mụn mủ là những vết mụn sâu hơn và khó lấy ra hơn. Chúng thường có màu đỏ và bị viêm. Mụn mủ có thể do dị ứng, nội tiết tố, vi khuẩn hoặc các tình trạng da khác gây ra.

Khi lỗ chân lông bị tắc hoặc mụn hình thành dưới da, các nang lông của bạn có thể chứa đầy mủ hoặc bã nhờn (dầu). Cuối cùng, nang lông có thể vỡ ra, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và bắt đầu quá trình chữa lành.

Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể bạn để đối phó với lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá. Khi tự nặn mụn, bạn có thể đang kích hoạt quá trình chữa lành vết thương này và loại bỏ mụn trong khi nặn mụn. Nhưng cũng có những rủi ro liên quan.

2. Bạn có nên nặn mụn không?

Theo nguyên tắc chung, bạn không bao giờ nên cố gắng tự nặn mụn. Bất kỳ bác sĩ hoặc bác sĩ Da liễu nào cũng sẽ nói với bạn rằng nặn mụn là biện pháp cuối cùng, bạn nên tránh bất cứ khi nào có thể.

Nếu bạn cố gắng nặn mụn và cuối cùng phá vỡ hàng rào bảo vệ da, bạn có nguy cơ để lại sẹo mụn vĩnh viễn. Nếu mụn của bạn chứa mủ bị nhiễm trùng, việc nặn mụn có thể lây lan vi khuẩn sang các lỗ chân lông và nang lông khác, tạo ra đợt bùng phát mụn lớn hơn.

Việc nặn mụn cũng có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của cơ thể bạn, nghĩa là những gì được coi là “cách khắc phục nhanh” cuối cùng lại khiến bạn bị mụn thậm chí còn tồn tại lâu hơn.

Nếu cố gắng nặn mụn mà không được, bạn có thể đẩy nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da của mình. Điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn nhiều hơn, làm cho mụn nổi rõ hơn hoặc gây viêm dưới da.

3. Một số lựa chọn trước khi nặn mụn

Trước khi bạn bắt đầu nặn mụn, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế sau:

  • Đến thăm khám bác sĩ Da liễu của bạn để tham khảo ý kiến. Bác sĩ da liễu có thể loại bỏ mụn bằng các dụng cụ đặc biệt trong môi trường vô trùng. Phương pháp này làm giảm nguy cơ tái nhiễm trùng da của bạn với các vi khuẩn khác.
  • Chườm nóng. Chườm nóng có thể làm dịu cơn đau do mụn sưng tấy. Sau khi lỗ chân lông được mở ra bằng cách chườm nóng, mụn của bạn có thể tự mở và bong ra.
  • Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ không kê đơn. Có những lựa chọn điều trị có thể tăng tốc độ chữa lành mụn của bạn. Axit salicylic, lưu huỳnh và benzoyl peroxide là những thành phần tích cực trong nhiều sản phẩm này. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một sản phẩm có nồng độ benzoyl peroxide thấp làm thành phần hoạt chất.

Hãy thử một điều trị tại nhà. Thông thường, mọi người tin tưởng vào một số phương pháp điều trị tại chỗ cho mụn nhọt sưng tấy, đau đớn:

  • Muối nở.
  • Dầu cây chè.
  • Mặt nạ than.
  • Hydro peroxide.

Hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà khác, chẳng hạn như mặt nạ than và dầu cây trà.

4. Cách nặn mụn an toàn

Cách an toàn nhất để loại bỏ mụn là đợi nó ra. Mụn nhọt bao quanh vi khuẩn bị mắc kẹt trong các lớp da của bạn. Việc nặn mụn sẽ giải phóng vi khuẩn đó lên mặt bạn. Làn da của bạn biết cách chữa lành mụn tốt hơn chính bạn.

Nếu bạn định nặn mụn, hãy làm theo một số nguyên tắc sẽ an toàn hơn cho làn da của bạn. Một số loại mụn nhọt và mụn mủ tuyệt đối không được tự nặn. Nếu bạn có mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen mà bạn cảm thấy phải loại bỏ nhanh chóng, chúng ta sẽ xem qua một số mẹo để giảm thiểu rủi ro liên quan.

4.1. Cách lấy mụn đầu trắng

Những hướng dẫn này áp dụng cho mụn đầu trắng lớn – có nghĩa là bạn có thể nhìn thấy mủ trắng bên trong lỗ chân lông bị mắc kẹt. Bạn có thể muốn thử dùng thuốc không kê đơn có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic trước khi cố gắng nặn mụn đầu trắng, vì những thành phần này làm giảm viêm và có thể giúp quá trình này dễ dàng hơn.

  • Bắt đầu bằng cách rửa tay thật kỹ để bạn không lây nhiễm chéo mụn của mình với vi khuẩn trên tay.
  • Khử trùng kim khâu bằng cồn tẩy rửa. Cẩn thận cắm chiếc ghim theo một góc vào phần rộng nhất của nốt mụn. Bạn sẽ không cảm thấy đau hay chảy máu khi thực hiện động tác này.
  • Sử dụng một miếng bông gòn hoặc vải gạc, làm khô mụn của bạn. Thay vì cố gắng đẩy vi khuẩn và mủ ra khỏi mụn, bạn hãy giữ da căng để các lớp da khác hút mụn ra ngoài cho bạn. Điều này có thể giúp bạn không đẩy vi khuẩn trở lại da.
  • Khử trùng vùng da nổi mụn bằng chất làm khô kháng khuẩn, chẳng hạn như nước cây phỉ.

4.2. Cách lấy mụn đầu đen

Khi mủ và vi khuẩn bên trong mụn đầu đen tiếp xúc với không khí, chúng chuyển sang màu đen và tạo thành mụn mủ gọi là mụn đầu đen. Vì lỗ chân lông đã mở nên mụn đầu đen có thể dễ lấy hơn mụn đầu trắng.

  • Bắt đầu bằng cách thoa sản phẩm có axit salicylic hoặc benzoyl peroxide lên vị trí mụn đầu đen của bạn. Điều này có thể nới lỏng bất kỳ chất bẩn hoặc mủ bị mắc kẹt nào mà bạn sắp loại bỏ.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sử dụng tăm bông, ấn nhẹ lên cả hai bên của mụn đầu đen. Lưu ý không ấn vào mụn đầu đen. Tắc nghẽn trong lỗ chân lông của bạn sẽ bật ra dễ dàng. Nếu không, đừng tiếp tục gây áp lực.
  • Sử dụng chất làm se da như nước cây phỉ hoặc cồn tẩy rửa để khử trùng khu vực có mụn đầu đen và ngăn mụn phát triển thêm.

5. Khi nào không nên nặn mụn

Có một số loại mụn mà bạn không bao giờ nên cố gắng nặn. Chúng bao gồm nhọt, mụn nang và mụn nhọt sâu dưới bề mặt da của bạn. Nếu bạn không thể nhìn thấy mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen trên mụn, thì rất có thể bạn sẽ không thể nặn được nó.

Khi bạn cố gắng nặn một nốt mụn chưa sẵn sàng để mở ra, bạn có nguy cơ để các lớp bên trong của da tiếp xúc với vi khuẩn và các chất kích thích khác. Điều này có thể khiến mụn của bạn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, dẫn đến mụn khác và thậm chí là sẹo vĩnh viễn trên mặt bạn.

Thỉnh thoảng nặn mụn có thể không sao, miễn là bạn tuân thủ các biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn không nên tạo thói quen nặn mụn và luôn lưu ý thực hiện việc này trong môi trường vô trùng.

Đừng nặn mụn vì bạn đang căng thẳng và đang vội, cũng như không trang điểm lên nốt mụn ngay sau khi nặn – điều này có thể khiến vi khuẩn bị mắc kẹt hoặc tái xuất hiện trên da của bạn.

Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ da liễu, người có thể cùng bạn lên kế hoạch điều trị. Thuốc theo toa, thay đổi chế độ ăn uống và các sản phẩm chăm sóc da đều có thể giúp bạn ít bị mụn trứng cá hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *