Đông trùng hạ thảo Tây tạng là một dạng ký sinh của loài nấm, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng, giúp bồi bổ sức khoẻ, chống lão hoá, tốt cho hệ hô hấp, ngừa khối u, chống viêm, tốt cho tim mạch và tiểu đường tuýp 2,…Xem ngay!
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng hay nấm đông trùng hạ thảo là tên gọi chung của loại dược liệu quý khá phổ biến trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và Việt Nam với cơ chế “trọng dưỡng không trọng trị”, giúp bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
Vậy đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người như thế nào? Hãy cùng chiaki tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Bài viết được tham vấn bởi bác sĩ Phan Thanh Dần – Cố vấn sức khoẻ tại chiaki.vn
1 Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo (tên tiếng Anh là Cordyceps): Là một loại dược liệu quý, được xem như “con lai” giữa động vật và thực vật. Một sự kết hợp “kỳ diệu” giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis. (Đông trùng hạ thảo là gì wikipedia).
Tìm hiểu về đông trùng hạ thảo là gì?
Vào mùa đông ẩm ướt, nấm ký sinh lên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng từ bên trong khiến sâu non chết dần. Lúc này, chúng giống như những con côn trùng (mang hình thái của một loài động vật). Nhưng đến mùa hè, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu, phát triển vươn lên thành ngọn cỏ (mang hình thái của một loại thảo mộc/thực vật), sau đó phát tán các bào tử.
“Đông trùng hạ thảo nghĩa là gì?” Thực chất, cái tên đông trùng hạ thảo xuất phát từ cơ chế sinh trưởng và phát triển của loài nấm này. Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn hạ thảo ý chỉ những loài cây cỏ phát triển vào mùa hè. Một quá trình chuyển đổi hình thái thú vị từ động vật sang thực vật của loài nấm này.
Nấm đông trùng hạ thảo thường được tìm thấy ở những ngọn núi cao từ 4000 – 5000m thuộc Tây Tạng (Trung Quốc), chúng có giá trị sinh học đạt mức lý tưởng nhất, điều đó lý giải tại sao người ta thường hay tìm kiếm đông trùng hạ thảo Tây Tạng.
Đông trùng hạ thảo Tây tạng cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ
Tuy nhiên, do điều kiện sống khắc nghiệt và tốc độ sinh trưởng không mạnh, đông trùng hạ thảo tự nhiên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, không đủ phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trước thực trạng này, các nước trên thế giới, trong đó có Việt nam, đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp nuôi cấy đông trùng hạ thảo, với thời gian sinh trưởng vỏn vẹn 3 tháng nhưng công dụng có thể đạt 70 – 80% so với trùng thảo trong tự nhiên.
2 Đông trùng hạ thảo hữu cơ là gì?
Áp dụng phương pháp nuôi cấy nhân tạo, đông trùng hạ thảo được chia làm 2 loại: Đông trùng hạ thảo hữu cơ và vô cơ.
Đông trùng hạ thảo hữu cơ: Là loại trùng được nuôi cấy trong điều kiện hữu cơ, cần tuân thủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm như: Nuôi trồng không sử dụng hoá chất nhân tạo, hoá chất kích thích tăng trưởng, kích thích tố, không kháng sinh,…
Đông trùng hạ thảo hữu cơ là gì?
Trong khi đó, đông trùng hạ thảo vô cơ là loại được nuôi cấy trong môi trường sử dụng các yếu tố kích thích đến tốc độ sinh trưởng và tác dụng tới hàm lượng các hoạt chất có trong trùng thảo.
Đông trùng hạ thảo hữu cơ được chia làm 2 loại:
- Đông trùng hạ thảo hữu cơ nuôi cấy từ nhộng tằm: Quá trình nuôi cấy sẽ áp dụng 2 kỹ thuật phổ biến là nuôi nhân đông trùng hạ thảo trên kỳ chủ nhộng tằm và nuôi nhân đông trùng hạ thảo trên môi trường sinh khối.
- Đông trùng hạ thảo hữu cơ nuôi cấy từ thực vật: Đây là quá trình nuôi cấy sử dụng nguyên liệu nuôi cấy hoàn toàn từ thực vật, sau đó đem đi diệt khuẩn, cấy nấm, ươm sợi, sau 60 – 65 ngày là có thể thu hoạch.
3 Phân loại đông trùng hạ thảo
1. Dựa theo nguồn gốc
- Đông trùng hạ thảo Tây tạng (tự nhiên): Là loại nấm sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng và sinh học lớn, giá thành đắt đỏ, chỉ xuất hiện 1 lần trong năm vào mùa hè, quá trình thu hoạch khó khăn. Năng suất thu hoạch hàng năm đạt 80 – 120kg.
- Đông trùng hạ thảo nhân tạo (Cordyceps militaris): Được nuôi cấy dựa trên sự mô phỏng chính xác vòng đời của nấm tự nhiên, đảm bảo các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Giá của đông trùng hạ thảo nhân tạo thường rẻ hơn so với nấm trùng thảo tự nhiên.
2. Dựa theo trạng thái
- Đông trùng hạ thảo tươi (nguyên con): Là loại nấm trùng thảo vừa được khai thác, chưa sấy khô và cần được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C nhằm giữ nguyên dược tính tự nhiên.
- Đông trùng hạ thảo khô: Là loại trùng thảo tươi trải qua các phương pháp sấy như: Sấy nhiệt, sấy lạnh và sấy thăng hoa, trong đó đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa là phổ biến hơn cả.
3. Dựa theo chế phẩm
- Đông trùng hạ thảo dạng nước: Một dạng chế phẩm của trùng thảo, được đóng thành từng lọ hoặc gói nhỏ theo hàm lượng quy chuẩn, dễ sử dụng, hấp thu nhanh và dùng được cho nhiều đối tượng.
- Đông trùng hạ thảo dạng viên: Chiết xuất đông trùng hạ thảo kết hợp với một số thành phần hoạt chất, được cô đặc lại thành từng viên, bảo quản trong lọ/hộp, tiện lợi khi bảo quản.
- Đông trùng hạ thảo dạng bột: Là loại đông trùng khô, được đem đi xay mịn thành bột, có thể dùng để pha trà, chế biến món ăn hàng ngày,…
- Đông trùng hạ thảo dạng túi lọc: Loại chế phẩm này ngoài chiết xuất trùng thảo nguyên chất, còn được kết hợp một số thành phần khác như tâm sen, cam thảo, trà đắng,…đóng thành túi lọc để pha tiện lợi.
4 1kg đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu?
Đông trùng hạ thảo Tây tạng có mức giá lên tới 1,2 – 1,8 tỷ đồng/kg (Loại sấy khô) – Đây là loại đông trùng hạ thảo thường chỉ dành cho giới thượng lưu.
Đông trùng hạ thảo Hàn Quốc (tươi nguyên con) có giá khoảng 100 triệu đồng/kg.
1 lạng đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền?
Đối với các loại đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại Việt Nam, giá thành sẽ mềm hơn tuỳ vào từng sản phẩm:
- Giá đông trùng hạ thảo (quả thể tươi): Khoảng 20 triệu/kg.
- Giá đông trùng hạ thảo (quả tươi nguyên đế): Khoảng 4 triệu/kg.
- Giá đông trùng hạ thảo (ký sinh nhộng tằm tươi): Khoảng 80 triệu đồng/kg
- Giá đông trùng hạ thảo (ký sinh nhộng tằm khô): Khoảng 250 – 260 triệu đồng/kg
1 lạng đông trùng hạ thảo bao nhiêu con? Với băn khoăn này, thì thông thường sẽ tùy thuộc vào trạng thái của đông trùng (tươi hay sấy thăng hoa) và trọng lượng của đông trùng mới xác định được 1 lạng đông trùng khoảng bao nhiêu con. Thực tế, 1 lạng trùng thảo có thể có 200/400/600,… con trùng thảo, không có con số chuẩn xác.
5 10 tác dụng của đông trùng hạ thảo chuẩn y khoa
Tác dụng của đông trùng hạ thảo theo y học cổ truyền
Trước Công Nguyên, Trung Quốc lan truyền về một loài sinh vật kỳ bí, khi là con, khi lại giống một loài cây. Mãi đến khoảng những năm 620 SCN, nấm đông trùng hạ thảo mới thực sự được biết đến ở Trung Quốc và được coi là vị thuốc quý trong Đông y và được ghi chép lại trong bộ Bản thảo cương mục lập di (1765).
tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo trong Đông y giúp bổ phế thận, bổ dương
Tài liệu cổ này phân tích như sau: “Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn vào hai kênh phế và thận, có tác dụng bồi bổ cơ thể đối với người thể trạng yếu, người mới ốm dậy, ích phế, bổ thận, hoá đờm, bổ tinh tủy, chữa hư hao sinh ho, ho ra máu, đau lưng mỏi gối, liệt dương, đau tim, di tinh,… được xếp vào nhóm thuốc bổ dương.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo theo y học hiện đại
Y học hiện đại chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, cụ thể như sau:
- Có chứa 17 loại Acid Amin khác nhau như: Serine, Histidine, Glycine, Glutamic Acid, Aspartic Acid,…
- Các loại Vitamin như: Vitamin A, C, K, E, B12,…
- Các nguyên tố vi lượng như: Al, K, Na, Mg, Mn,… trong đó Phosphorus có chứa hàm lượng cao nhất
- Chứa 7-29% D-manitol và 8,4% chất béo
- Chất dinh dưỡng nhóm Acid Cordycepic, HEAA, Adenosine, liquid,…
Nấm đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Trong đó, đông trùng hạ thảo có chứa “bộ 3 dưỡng chất vàng” giúp tạo nên giá trị và thương hiệu cho loại thảo dược này.
- Cordycepin: Hoạt chất có khả năng tác động trực tiếp vào quá trình nhân lên của các tế bào ung thư, virus và vi khuẩn gây bệnh, từ đó giúp kháng viêm, kháng virus, củng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư hiệu quả.
- Adenosine: Là hoạt chất thiết yếu đối với sự sống, một dạng chất dẫn truyền thần kinh, năng lượng, cấu tạo nên DNA, ổn định hệ tim mạch, an thần, dễ ngủ, bảo vệ và sửa chữa mô da.
- Polysaccharides: Hỗ trợ cải thiện chức năng tạo máu ở các tế bào tủy xương, thúc đẩy sự sản sinh tế bào hồng cầu, củng cố miễn dịch, thải độc, thanh lọc cơ thể, chống lại bệnh ung thư máu.
Cùng điểm qua 10 tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người dưới góc nhìn của y học hiện đại:
1. Đông trùng hạ thảo hỗ trợ bổ phổi, cải thiện di chứng hậu Covid 19
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với phổi được chứng minh nhờ cơ chế làm tăng hiệu suất sử dụng oxy bên trong phổi, ức chế các cơn co thắt khí quản, tốt cho người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có tính ấm, vị ngọt, giúp bồi bổ sức khỏe, bổ phổi, ích thận, trị lao lực,… được xem là giải pháp giúp phục hồi và cải thiện triệu chứng hậu covid 19 hiệu quả.
Nấm đông trùng hạ thảo cải thiện di chứng hậu Covid 19
2. Đông trùng hạ thảo hỗ trợ bảo vệ gan
Hoạt chất polysaccharides trong đông trùng hạ thảo giúp bảo vệ gan, cải thiện hệ thống miễn dịch của các tế bào, ức chế tác nhân gây hại cho gan, giảm các tổn thương tới các tế bào gan, hỗ trợ cải thiện tích cực một số bệnh lý như bệnh nhân xơ gan, viêm gan B mãn tính, tổn thương gan,…
3. Ức chế sự hình thành và phát triển của khối u
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nấm đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế sự phát triển khối u và các tế bào ung thư ở người như: Ung thư phổi, ung thư da, gan, đại tràng,…
Ngoài ra, trùng thảo giúp đảo ngược tình trạng giảm bạch cầu, giảm biến chứng liên quan đến một số phương pháp điều trị ung thư (thí nghiệm được thực hiện trên động vật và ống nghiệm)
4. Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường là căn bệnh gây ra do cơ thể không sản xuất hoặc thiếu hụt Insulin, dẫn đến rối loạn về chuyển hoá đường, chất khoáng, đạm và mỡ. Thiếu hụt Insulin khiến Glucose bị giữ lại trong máu, nếu để kéo dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Đông trùng hạ thảo giúp cho lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định và cân bằng bằng cách mô phỏng hoạt động của Insulin, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu.
5. Củng cố hệ miễn dịch, kháng viêm, làm giảm viêm nhiễm
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các tế bào của người khi tiếp xúc với hoạt chất trong đông trùng hạ thảo, các protein đặc biệt gây viêm sẽ bị ức chế, do đó trùng thảo được coi như một hoạt chất chống viêm hữu hiệu.
Thực tế, tình trạng sưng viêm kéo dài có thể gây ra các bệnh về tim mạch hoặc ung thư.
6. Trùng thảo làm chậm lão hoá da
Trùng thảo làm chậm lão hoá da, kéo dài tuổi thọ cho con người
Các chất chống oxy hóa trong đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế và làm chậm các tổn thương tế bào, giúp chống lão hoá da, kéo dài tuổi thọ cho con người. Là một trong những tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với phụ nữ nổi bật nhất.
Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy đông trùng hạ thảo có khả năng chống lão hoá ở người.
7. Tốt cho hệ tim mạch và não bộ
Hàm lượng Adenosine trong đông trùng hạ thảo được chứng minh tốt cho hệ tim mạch, nhờ cơ chế giúp làm giảm lượng Cholesterol LDL – Tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
8. Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới và nữ giới
Trong Đông y, đông trùng hạ thảo được xem như một loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới như chứng liệt dương, rối loạn cương dương,…Do đó, cải thiện ham muốn tình dục là một trong những tác dụng của đông trùng hạ thảo với nam giới được “cánh mày râu” săn đón nhất.
Ngoài ra, một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy đông trùng hạ thảo Tây tạng hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm ham muốn tình dục hiệu quả.
9. Ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS
Đông trùng hạ thảo được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS nhờ có chứa nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) giúp kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh.
Ngoài ra, trùng thảo còn được dùng làm thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể, thể trạng yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo,…
Đông trùng hạ thảo Tây tạng được ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS
10. Bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi
Đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ sức khỏe, làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào) và oxy trong cơ thể, giúp duy trì thể trạng lý tưởng, làm giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể hiệu quả. Là một trong những tác dụng của đông trùng hạ thảo với người già cực tốt, được đánh giá cao.
Ngoài ra, về bản chất, đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo Tây tạng, đông trùng hạ thảo nước, đông trùng hạ thảo nuôi cấy, đông trùng hạ thảo dạng viên, đông trùng hạ thảo sấy khô,…đều có lợi ích sức khoẻ như nhau, chỉ khác về đặc điểm hình thái và mức chênh lệch hàm lượng dưỡng chất được giữ lại.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo khi kết hợp với các loại dược liệu khác
1. Tác dụng của rượu ngâm đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch, làm chậm lão hoá, giúp tinh thần thoải mái, thư giãn,…
2. Tác dụng của trà đông trùng hạ thảo
Trà đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ đề kháng, tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ hô hấp, bổ thận, tráng dương (cho nam giới), làm chậm lão hoá (cho nữ giới),…
Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi loại trà, lợi ích sức khỏe đem lại sẽ khác nhau.
3. Tác dụng của yến chưng đông trùng hạ thảo
Yến chưng kết hợp với đông trùng hạ thảo phù hợp dùng cho người bị suy dinh dưỡng, kén ăn, thể trạng yếu, vừa mới ốm dậy,…
Ngoài ra, người muốn thải độc, ngừa mỡ máu, hô hấp kém,…có thể nấu yến chưng đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khỏe.
4. Tác dụng của sâm đông trùng hạ thảo
Đẳng sâm và đông trùng hạ thảo đều chứa Vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng giúp điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu, kích thích ăn ngon ngủ khỏe, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch, bổ phổi, ngừa lão hoá,…
5. Công dụng của yến sào đông trùng hạ thảo
Yến sào đông trùng hạ thảo được tạo bởi hương thơm đặc trưng của trùng thảo vùng vị ngọt thanh mát của tổ yến và đường phèn giúp củng cố hệ miễn dịch, chống lão hoá, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho phụ nữ mang thai,…
6 Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
Tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo là gì?
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu người dùng sử dụng sai cách, không đúng liều lượng hoặc dùng trùng thảo giả có thể đối mặt với một số vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng. Vậy khi nào không nên uống đông trùng hạ thảo?
- Gây nóng trong đối với trẻ nhỏ (thuộc đối tượng không nên uống đông trùng hạ thảo).
- Uống đông trùng hạ thảo khi đang bị sốt, có thể gây suy thận
- Một số phản ứng phụ thường gặp như: Phát ban, nổi mề đay, suy thận,…
- Ăn đông trùng hạ thảo chưa được làm sạch có thể khiến ký sinh trùng đi vào bên trong cơ thể
- Người đang bị cảm lạnh, ho, sốt, sử dụng đông trùng hạ thảo có thể khiến bệnh tình trở nặng.
Ngoài ra, nhằm hạn chế tối đa những tác dụng phụ tiềm ẩn khác, người dùng nên lưu ý cách uống đông trùng hạ thảo đúng cách,giúp đem lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ tốt nhất.
7 Mua đông trùng hạ thảo chính hãng, giá tốt ở đâu?
Tại chiaki.vn – Kênh mua sắm trực tuyến giá tốt, chúng tôi có đa dạng các loại đông trùng hạ thảo chính hãng tốt cho sức khỏe, giúp nâng cao thể trạng, tốt cho tim mạch, huyết áp, đường huyết, phòng ngừa ung thư, dùng được cho người già, trẻ nhỏ, đàn ông và phụ nữ.
Ngoài ra, đối với toàn bộ sản phẩm, chúng tôi cam kết chỉ bán hàng chính hãng, nói KHÔNG với hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nếu khách hàng phát hiện hàng giả, chiaki chúng tôi sẽ bù 150% giá trị sản phẩm.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin nhằm giải đáp băn khoăn Đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng của đông trùng hạ thảo” Hy vọng chiaki đã đem tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất!
Mọi thông tin mua hàng xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————
CHIAKI.VN – MUA SẮM TRỰC TUYẾN GIÁ TỐT
Website: https://chiaki.vn/
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
>a