Nha đam không chỉ là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp như trị mụn, trẻ hóa làn da, thực phẩm nấu ăn mà còn được sử dụng để chữa bỏng rất an toàn và hiệu quả. Nhiều người khi sử dụng nha đam khi bị bỏng và đều cho kết quả khả quan. Đây là phương pháp chữa bỏng không còn xa lạ gì với nhiều người bởi ưu điểm vượt trội của nó bởi so với nhiều phương pháp khác, nó không chỉ giúp làm dịu vết thương, làm lành nhanh mà còn giúp vết thương không để lại sẹo xấu. Hãy tìm hiểu bị bỏng bôi nha đam như thế nào cho hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Khoa học đã chứng minh bị bỏng bôi nha đam đạt hiệu quả cao
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị bỏng bôi nha đam rất hiệu quả, nhất là với các vết thương nhỏ, diện tích hẹp, bởi vì gel cây nha đam có khả năng làm lành các vết bỏng rất nhanh chóng.
Nha đam có tính kháng khuẩn, đồng thời bổ sung vitamin và nước làm mát dịu vùng da bị bỏng, ngăn chặn hoại tử da, phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương một cách an toàn.
Nhờ khả năng phục hồi và tái tạo tế bào mới trong quá trình lên da non, nha đam giúp chữa trị cả những vết sẹo do bỏng, để vết thương không để lại sẹo xấu.
Bị bỏng bôi nha đam như thế nào hiệu quả?
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nha đam tươi: 1 nhánh
- Vải sạch: 1 miếng
Cách làm nha đam trị bỏng
- Rửa sạch nha đam rồi dùng dao sắc gọt phần gai 2 bên và lách lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy phần thịt bên trong.
- Tiếp đó, bạn ngâm phần thịt trắng thu được cùng nước muối loãng và 2-3 giọt nước cốt chanh để làm sạch nhớt của nha đam khoảng 15 phút. Cách làm này cũng sẽ giúp loại bỏ bớt độ ngứa (nếu có) trong nha đam.
- Sau thời gian ngâm hỗn hợp nước muối loãng và nước cốt chanh, xay nhuyễn thịt nha đam bằng máy xay sinh tố rồi cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy nắp kín và cho vào tủ lạnh để dùng dần.
Khi bị bỏng bôi nha đam thế nào?
Ngay khi bị bỏng, bạn lấy nước sạch ngâm vết thương khoảng 15 – 20 phút để làm dịu vết thương. Lưu ý, bạn không nên ngâm lâu hơn thời gian này, dễ dẫn tới bị hoại tử vùng bị thương.
Dùng nha đam xay nhuyễn thoa lên vùng bị bỏng và để khô tự nhiên khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước lạnh. Lúc này, nha đam không chỉ có tác dụng sát khuẩn mà còn giúp làm dịu vết bỏng và hỗ trợ quá trình làm lành cũng như tái tạo da tại vùng tổn thương.
Bạn nên thoa nha đam lên vết bỏng 2 tiếng 1 lần, mỗi lần đắp khoảng 20 phút rồi rửa với nước sạch. Phần gel nha đam sẽ góp phần làm dịu mát phần da bị bỏng, đồng thời, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết thương. Bạn nên kiên trì thoa nha đam đến khi vết bỏng lành lại và thay da non thì có thể sử dụng thêm một số loại kem trị sẹo hoặc phương pháp trị sẹo từ các nguyên liệu tự nhiên như: mật ong, nghệ…
Vết bỏng như thế nào có thể sử dụng nha đam để điều trị?
Cách điều trị vết bỏng bằng nha đam chỉ nên áp dụng cho những vết bỏng có diện tích nhỏ, độ bỏng không quá sâu như: bỏng dầu mỡ, ống bô xe máy, bỏng nước sôi ở cấp độ nhẹ.
Với những vết bỏng diện rộng, sâu, nghiêm trọng thì bạn vẫn có thể sử dụng nha đam nhưng chỉ sử dụng ngay sau khi bị bỏng, ở bước sơ cứu làm dịu mát vết bỏng trước khi đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng hướng và kịp thời.
Bị bỏng bôi nha đam cần lưu ý những gì
- Trước khi chế biến nha đam cần rửa sạch sẽ, ngâm nước muối để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
- Trước mỗi lần thoa nha đam lên vết thương, bạn cần rửa tay sạch sẽ.
- Trước khi thoa nha đam lên vết bỏng cần phải đảm bảo không sử dụng các biện pháp trị bỏng truyền miệng khác mà chưa được kiểm chứng, bởi vì rất có thể khiến vết thương bị loét và tình trạng trở nên nặng nề hơn.
- Cách chữa bỏng nước sôi bằng lô hội (hay nha đam) cũng tương tự như khi điều trị các loại bỏng khác, vì nha đam có tác dụng với hầu hết các vết bỏng nhẹ, diện tích nhỏ từ nhiều nguyên nhân bỏng khác nhau.
- Chỉ sử dụng nha đam để điều trị các vết bỏng nhẹ, diện tích bỏng nhẹ, không sử dụng phương pháp này cho các vết bỏng có diện tích lớn, bỏng quá sâu. Ngay cả với những vết thương nhỏ, nếu sau khi điều trị bằng nha đam không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên dừng việc thoa nha đam và nhanh chóng đến để cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị đúng hướng.
Những sai lầm khi chữa bỏng cần tránh
- Ở bước sơ cứu, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá hoặc chườm đá, sẽ gây ra tình trạng co cơ đột ngột khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
- Không tự ý dùng các phương pháp chữa bỏng truyền miệng, chưa qua kiểm chứng như: bôi kem đánh răng, nước mắm, chườm đá… bởi những phương pháp này rất có thể khiến cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới việc điều trị sau đó.
- Khi vết bỏng xuất hiện vết phồng rộp, tuyệt đối không chọc vỡ vì dễ gây ra vết thương bị nhiễm trùng và kéo dài quá trình điều trị.
- Nếu bị bỏng nặng, nghiêm trọng cần phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và chăm sóc bởi các bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không tự xử lý tại nhà.
Nha đam có tác dụng rõ rệt với các vết bỏng nhỏ, mức độ nhẹ. Khi bị bỏng bôi nha đam không những giúp làm dịu mát vết thương mà còn đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương cũng như hạn chế để lại sẹo xấu. Đây là phương pháp điều trị đã được kiểm chứng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó khi chẳng may bị bỏng.