Bị trầy xước da nên làm gì? Cách xử lý vết thương không đúng cách có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Trong bài viết này, mình sẽ mách bạn cách xử lý vết thương khi té xe nhanh lành nhất.
Khi sơ cứu vết thương đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trên da. Bị trầy xước da nên làm gì? Nếu bạn vẫn chưa biết cách xử lý vết thương đúng để vết thương nhanh lành thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của Chiaki nhé. Bài viết đã được tham vấn y khoa bởi bác sĩ ưu tú Phan Thanh Dần – Cố vấn sức khỏe tại Chiaki.vn.
1 Bị trầy xước da nên làm gì?
Tai nạn nói chung và ngã xe nói riêng là một tình huống có thể xảy ra với bất kỳ ai, dù là nam hay nữ dù bạn đi cẩn thận hay có thói quen đi vượt ẩu. Việc bị ngã xe có thể xảy ra do bạn hoặc do người khác cũng đều khiến bạn trở nên đau đớn và sợ hãi.
Sau khi đã bình tĩnh được tâm lý, Chiaki sẻ chia sẻ cho bạn những cách xử lý vết thương cơ bản để giảm đau, kháng viêm và hạn chế khả năng hình thành sẹo sau này.
Làm sạch vết thương
Cần làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc oxy già chuyên dụng cho vết thương. Điều này giúp bạn loại bỏ được những chất bẩn bám trên vết thương.
Bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc sử dụng nước muối sinh lý kết hợp với Povidine pha loãng để thực hiện rửa vết thương nhẹ nhàng.
Làm sạch vết thương khi bị trầy ngã xe
Bảo vệ vết thương
- Sau khi đã vệ sinh sạch vết thương bằng những thành phần y tế chuyên dụng, bạn có thể sử dụng kem mỡ Neosporin Original Ointment của Mỹ hoặc các kem kháng sinh, dầu mù u … và sử dụng gạc vô trùng để băng lại vết thương.
- Việc này giúp bảo vệ vết thương hở tránh được những vi khuẩn gây hại bên môi trường bên ngoài, giúp bạn tránh được những vấn đề nhiễm trùng về sau.
- Tuy nhiên bạn nên lưu ý, việc quấn băng không được quấn chặt, hay quá kỹ. Trong quá trình vận động sẽ khiến vết thương rách to hơn và gây đau nhức.
- Việc sử dụng băng gạc và thuốc mỡ chủ yếu làm ẩm lại bề mặt do ngã xe làm xước, hạn chế đau cho bạn, cũng như khiến vết thương mềm, không đóng vảy và hạn chế tối đa gây sẹo xấu sau này.
- Nên nhớ thay băng hàng ngày và rửa lại bằng nước muối sinh lý.
2 Dấu hiệu trầy xước da
Xây xát da là những vết thương có thể từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng này tùy thuộc vào mức độ trầy xước như thế nào:
- Trầy xước cấp độ 1: Làm mài mòn lớp ngoài của biểu bì, đây là tình trạng tróc da hoặc trầy xước da. Tình trạng này thường nhẹ và không gây chảy máu.
- Vết xước cấp độ 2: Có thể gây tổn thương lớp biểu bì và hạ bì, dễ gây chảy máu.
- Vết xước cấp độ 3: Vết thương này thường liên quan đến ma sát và ảnh hưởng đến lớp mô bên dưới lớp hạ bì, vết thương có thể bị chảy máu nhiều và cần can thiệp y tế.
Tình trạng trầy xước da được thể hiện ở 3 cấp độ nặng và nhẹ
3 Nguyên nhân khiến da bị trầy xước
Trầy xước da là một loại tổn thương bề mặt da rất phổ biến, thường được xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khi gây ra tình trạng này:
- Va chạm với vật cứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khi tiếp xúc với các vật cứng như cạnh bàn, góc tủ, hoặc khi ngã, trầy xước có thể xảy ra.
- Cọ xát với bề mặt thô ráp: Ma sát da với các bề mặt không nhẵn như đường nhựa, bê tông, vải thô hay các vật có góc cạnh cũng dễ gây đến trầy xước.
- Cào xước: Đôi khi, chúng ta vô tình hoặc cố ý cào xước da, chẳng hạn khi bị côn trùng cắn, dị ứng, hoặc do thói quen cào gãi.
- Té xe: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khi bị trầy chân, trầy tay.
- Tai nạn sinh hoạt: Các hoạt động hàng ngày như nấu ăn, làm vườn, chơi thể thao… cũng có thể dẫn đến trầy xước nếu không cẩn thận.
- Bệnh lý da: Một số bệnh lý da như vẩy nến, eczema, hoặc các bệnh ngoài da khác có thể làm da trở nên khô, dễ bị tổn thương và trầy xước.
Nguyên nhân do té xe, cọ vào vật cứng hay bề mặt thô ráp
4 Làm sao để vết thương không để lại sẹo?
- Không bóc mài vết thương, đặc biệt khi vết thương đang đóng vảy: Thói quen này có thể làm mở lại miệng vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, mở rộng vùng sẹo, gây ra các vết sẹo lớn hơn.
- Chú ý dưỡng ẩm vết thương: Sau khi vệ sinh vùng da bị thương, bạn nên chú ý bước dưỡng ẩm nhằm giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Nên ưu tiên sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn và kích thích lành nhanh vết thương hơn.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu Protein, Vitamin nhóm B, C, các nguyên tố kẽm vi lượng cần thiết khác,…
- Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ khoa học, tránh stress hoặc vận động quá mạnh khiến vết thương bị rách, lâu liền da, để lại sẹo thiếu thẩm mỹ.
Rửa sạch vết thương để tránh để lại sẹo
>>> Tham khảo các sản phẩm kem cải thiện sẹo đang bán chạy tại Chiaki
5 Những lưu ý khi bị trầy xước da
Để vết thương nhanh chóng được ổn định và mau lành, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi điều trị vết thương:
- Cần điều trị vết thương nhanh chóng để giảm nguy cơ bị sẹo.
- Đảm bảo vết thương được giữ sạch.
- Tránh chọc hoặc cậy vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.
- Nên có chế độ chăm sóc vết thương phù hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng, sẹo và các tổn thương khác lên da.
- Để tránh để lại sẹo lồi làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên ngoài, bạn nên kiêng ăn trứng, thịt bò, hải sản.
- Nên dùng oxy già để rửa vết thương nhằm loại bỏ bụi bẩn. Không nên sử dụng oxy già khi đã sơ cứu xong.
- Khi vết thương có dấu hiệu hồi phục, đóng vảy, da bạn có cảm giác ngứa ran, bạn không nên cạo lớp vảy hoặc hãi để tránh để lại sẹo, vết trầy xước hoặc nám da.
- Cần tránh sử dụng những loại thức ăn được như thịt gà, món ăn được chế biến từ nếp… bởi có thể gây mưng mủ, đau nhức và khiến cho vết thương lâu lành hơn.
6 Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị trầy xước da
Những thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu protein: Các thực phẩm giàu protein sẽ giúp xây dựng lại các tế bào da bị tổn thương, nên ăn thịt gà, cá, trứng, đậu, các loại hạt.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sản sinh collagen, chất cần thiết để tái tạo da. Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, kiwi,…
- Thực phẩm giàu kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt bò, các loại hạt, đậu lăng giúp tăng tốc độ lành vết thương và giảm viêm.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Hỗ trợ duy trì các mô biểu bì và quá trình lành vết thương như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau xanh đậm.
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương như cá hồi, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh.
Nên bổ sung các thực phẩm tốt, tránh đồ nếp
Những thực phẩm không nên ăn
- Đồ nếp: Các món ăn từ nếp như xôi, bánh chưng chứa một thành phần có tính nóng, có thể gây viêm và nhiễm trùng cho vết thương.
- Thịt bò: Có thể để lại sẹo thâm.
- Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ có thể gây ngứa và làm chậm quá trình lành thương.
- Thực phẩm nhiều đường: Làm giảm khả năng sản xuất collagen, chất cần thiết để tái tạo da.
- Thực phẩm nhiều muối: Muối giữ nước trong cơ thể, gây sưng tấy và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Thực phẩm cay nóng: Các loại gia vị cay nóng có thể kích ứng da, gây khó chịu cho vết thương.
- Rau muống: Có tính hàn, giúp sinh da thịt nhưng lại dễ gây sẹo lồi.
- Thịt gà: Có thể làm vết thương lâu lành và bị ngứa.
7 Địa chỉ chọn mua kem trị sẹo chính hãng, giá tốt
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm kem trị sẹo được phân phối và bày bán rất nhiều. Tuy nhiên trước khi mua để tránh bị mua phải hàng giả hàng nhái, bạn nên tìm hiểu rõ về địa chỉ mua có uy tín hay không?
Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả, thì tốt nhất bạn nên mua hàng online tại địa chỉ bán kem trị sẹo chính hãng, uy tín lâu năm. Và sàn thương mại điện tử Chiaki sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Qua đây, Chiaki cũng đã đưa ra cho bạn cách xử lý vết thương và giải đáp xem bị trầy xước da nên làm gì rồi nhé. Nếu muốn vết thương mau lành, bạn hãy chọn mua kem cải thiện sẹo sẽ giúp vết thương nhanh lành và cải thiện làn da mềm mịn hơn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like và share đến mọi người nhé. Chúc bạn sẽ biết cách xử lý vết thương hiệu quả.