Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong đời sống thường ngày và từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ nước sôi, bô xe máy, dầu nóng, điện,… Có khá nhiều cách được truyền miệng để chữa các vết bỏng ngày ngay tại nhà như: nước mắm, đá viên, nha đam, mật ong, nhựa cây chuối non hay kem đánh răng…
Trong số đó, có cách đã được khoa học kiểm chứng, có những cách chỉ dừng lại ở dân gian truyền miệng, nhiều khả năng sẽ khiến vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy khi bị bỏng bôi kem đánh răng có phải là cách nên làm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bị bỏng bôi kem đánh răng – Nên hay không?
Khi bị bỏng bôi kem đánh răng là phương pháp khá nhiều người sử dụng bởi tin rằng tính the mát trong kem đánh răng có thể làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, vết bỏng vốn dĩ đang bị tổn thương, nếu ngay lập tức thoa kem đánh răng lên sẽ rất dễ bị bỏng kiềm khiến vùng bị thương đau đớn hơn, thậm chí nhiễm trùng và làm quá trình lành vết thương lâu hơn.
Mặc dù vậy, với các vết bỏng nhỏ, hẹp, không quá nghiêm trọng bạn vẫn có thể sử dụng một chút kem đánh răng sau khi đã sơ cứu làm dịu vết thương. Sau khi đã làm dịu vết thương bằng nước khoảng 15-20 phút, bạn thấm khô bằng khăn bông sạch rồi thoa một lớp kem đánh răng thật mỏng lên vùng bị bỏng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại kem đánh răng nào có sẵn tại nhà, nhưng kem đánh răng có hương vị bạc hà sẽ rất hiệu quả.
Bạn lưu ý, khi bị bỏng bôi kem đánh răng chỉ là cách xử lý đối với các vết bỏng diện tích nhỏ, mức độ nhẹ. Nhiều bạn thắc mắc, bỏng bô xe máy bôi kem đánh răng có được không hay bị bỏng nước sôi có nên bôi kem đánh răng không? Về cơ bản, dù là nguyên nhân thế nào thì cũng đều gây tổn thương cho tế bào tại vùng bị bỏng. Vậy nên, vẫn cần dựa trên nguyên tắc phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của vết bỏng mà lựa chọn việc có bôi kem đánh răng hay không.
Tuyệt đối không thoa kem đánh răng hay bất kỳ phương pháp dân gian, truyền miệng nào khác nếu vết bỏng quá bạn có diện tích và độ sâu lớn. Lúc này, tốt nhất sau khi sơ cứu làm dịu vết thương bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chăm sóc và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bị bỏng bôi kem đánh răng thế nào đúng cách?
Ngay khi bị bỏng, bạn cần nhanh chóng xác định mức độ nặng – nhẹ của vết thương để sơ cứu cho đúng cách. Thực tế, có tới 3 cấp độ bỏng, tùy vào từng cấp độ sẽ có cách sơ cứu khác nhau.
Bỏng mức độ 1:
Biểu hiện của bỏng mức độ 1 là vùng da bị thương hơi đỏ, đau, sưng nhẹ, khi ấn ngón tay lên, vết bỏng trở thành màu trắng, da trên vết bỏng sẽ khô và tự lột sau khoảng 1-2 ngày. Đối với vết bỏng cấp độ 1, bạn có thể sử dụng kem đánh răng để thoa lên sau khi thực hiện bước sơ cứu sau đây:
Ngâm phần bị bỏng vào nước khoảng 15-20 phút. Lưu ý, chỉ ngâm trong khoảng thời gian này, không ngâm lâu hơn, dễ dẫn tới bị hoại tử vùng da thịt bị thương do bỏng. Sau đó, bạn thấm khô vết thương bằng khăn bông hoặc khăn giấy sạch, thoa vết bỏng một chút kem đánh răng, nha đam hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Với các vết bỏng ở cấp độ này, bạn không nhất thiết phải băng gạc.
Bỏng mức độ 2:
Bôi kem đánh răng là phương pháp được khuyến cáo là không nên sử dụng đối với các vết bỏng có cấp độ 2 trở lên.
Dấu hiệu dễ nhận biết của các vết bỏng này là diện bỏng rộng, độ sâu hơn vết bỏng độ 1, vùng da bị thương rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, rất đau và tạo mụn nước trên da.
Khi bị bỏng ở cấp độ này, bạn cần ngay lập tức ngâm vết bỏng vào nước sạch khoảng 15 – 20 phút và thực hiện đúng nguyên tắc không quá thời gian này, giống cách sơ cứu vết bỏng cấp độ 1. Mặc dù không nên điều trị vết bỏng cấp độ 2 này bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng nhưng vẫn có thể sử dụng những phương pháp đã được kiểm chứng như: nha đam, mật ong hay một số loại kem trị bỏng chuyên dùng.
Bạn lặp lại quá trình sát trùng bằng nước muối sinh lý, thay băng gạc và thoa nguyên liệu trị bỏng lên vết thương hàng ngày cho tới khi vết thương lành lại. Trước mỗi lần thay băng, bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ để đảm bảo không gây nhiễm trùng vết thương.
Với vết bỏng này, bạn có thể sử dụng băng gạc có thoa lớp mỡ Vaseline để băng gạc không khô dính, gây tổn thương thêm cho vết bỏng. Hoặc bạn có thể sử dụng loại băng gạc dạng xịt có bán tại các hiệu thuốc. Đây là cách băng gạc vết thương ưu việt, giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn bảo vệ được vết thương và làm lành vết thương nhanh chóng hơn.
Đồng thời, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng vết bỏng xem có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: sưng đau, tấy đỏ hơn hay không để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, bạn không nên tự chọc bọng nước (nếu có) và không tự ý lột phần da trên vết thương để tránh nhiễm trùng.
Bỏng mức độ 3:
Ở mức độ 3, vết bỏng gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Bạn có thể cảm thấy đau rất ít hoặc không đau bởi mô da cũng như dây thần kinh đã bị tổn thương, gần như tê liệt. Bôi kem đánh răng là phương pháp bạn đặc biệt không sử dụng trong tình huống này rồi.
Trong trường hợp bỏng nặng như thế này, bạn nên băng nhẹ phần bỏng bằng băng ẩm, mát, sạch rồi tới bệnh viện ngay lập tức, tránh tuyệt đối sự cọ xát với quần áo, vải vóc, không nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc mỡ, phương pháp chữa bỏng dân gian nào.
Bỏng là trường hợp rất dễ gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Bôi kem đánh răng giúp trị bỏng là phương pháp chỉ nên áp dụng đối với các vết thương cực nhẹ, diện bỏng hẹp. Nếu tình trạng bỏng nặng thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tuyệt đối không bôi kem đánh răng lên vết bỏng từ cấp độ 2 trở lên.