Sẹo lồi hình thành do sự tăng sinh collagen quá mức tại vị trí vết thương. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng tỉ lệ sẹo lồi tái phát rất cao. Để trị tận gốc sẹo lồi cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra chúng.
Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi di bị tổn thương cơ thể sẽ trải qua quá trình tự hồi phục và sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.
Theo y học chứng minh, quá trình phục hồi tổn thương sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Thông thường, 1 cơ thể phục hồi các thương tổn trên da có thể kéo dài từ 3-6 tháng, nhưng trong thời gian này nếu xảy ra bất cứ sự rối loạn nào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các loại sẹo khác nhau. Tùy theo mức độ da bị tổn thương, vị trí tổn thương mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo lồi, phì đại, sẹo lõm, sẹo thâm.
Sẹo lồi hình thành là do sự tăng sinh quá mức lượng collagen tại vị trí tổn thương, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số vết sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng rất khó chịu trên da. Cảm giác có thể kéo dài mấy ngày liền.
Đặc điểm nhận biết của vết sẹo lồi trên da
Phát hiện sẹo lồi càng sớm thì việc điều trị càng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Sẹo lồi có một số điểm dễ nhận như:
- Sẹo lồi thường phát triển vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu, có thể từ một vết trầy, mụn trứng cá nhiễm trùng, vết côn trùng cắn,… cũng có thể hình thành và phát triển thành sẹo lồi xấu xí trên da.
- Việc hình thành và phát triển sẹo lồi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và thể trạng của mỗi người.
- Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn và có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu. Sẹo lồi có thể gây ra cảm giác căng tức hoặc ngứa, khó chịu, đôi khi đau khi vô tình chạm mạnh vào.
- Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen tại vết thương vượt quá mức cho phép trong quá trình liền sẹo. Sẹo lồi không thể tự xẹp đi theo thời gian mà có thể ngày càng to hơn so với vết thương.
Có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa sẹo lồi và sẹo phì đại. Sẹo phì đại hình thành ngay sau khi da bị chấn thương nhưng vết sẹo chỉ giới hạn trong ranh giới vết thương, sẹo thường dừng phát triển và xẹp lần sau 1 – 2 năm.
Sẹo lồi là dấu hiệu của những tổn thương trên da khỏi. Tuy nhiên, sẹo lồi xuất hiện gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt của bệnh nhân. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Nếu sẹo lồi xuất hiện ở vùng vị trí vận động như vai, ngực, đầu gối, cánh tay… thì rất dễ phát triển thành sẹo phì đại.
Nguyên nhân dẫn đến hình thành sẹo lồi bạn nên biết
Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ và kích thước của sẹo. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sẹo lồi thường gặp nhất hiện nay.
- Do vết thương bị nhiễm khuẩn hoặc có dị vật tồn tại ở vị trí vết thương như lông tóc, cát, bụi bẩn…mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sẹo lồi khi da bị tổn thương. Phòng ngừa sẹo lồi sớm cho người có cơ địa lồi rất quan trọng, cần chú ý hơn từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống, sinh hoạt để hạn chế thấp nhất khả năng lồi sẹo.
- Do vết thương không được chăm sóc đúng cách. Khi có vết thương cần nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn tồn động, tránh nhiễm trùng vết thương. Sử dụng gạc y tế để bó vết thương, không được căng hay trùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vết thương.
- Với người có cơ địa sẹo lồi, quá trình điều trị mụn không đúng cách rất dễ để lại sẹo lồi. Nặn mụn không đúng khiến vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương và để lại sẹo.
- Do chế độ ăn uống không phù hợp sau khi da bị tổn thương. Trong khoản thời gian vết thương hồi phục, nên hạn chế những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển của sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp…. Bên cạnh đó, nên bổ sung vào thực đơn các loại rau củ đặc biệt như: rau diếp cá, rau má, cà chua, nha đam để giúp thúc đẩy vết thương lên da non nhanh hơn, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.
Gel Rejuvasil – chuyên gia trị sẹo hàng đầu hiện nay
-
Gel Rejuvasil chứa đến 97% thành phần Silicone y tế giúp giữ nước, thúc đẩy quá trình chữa lành thương tổn.
-
Dầu Emu: Với đặc tính chống lão hóa, cấp ẩm giảm nếp nhăn và giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
-
Tetrahexyldecyl ascorbate (dạng Vitamin C hòa tan trong chất béo): có tác dụng là chất dẫn xuất. Giúp làm dịu cảm giác ngứa, khó chịu trên da, làm sáng da ngăn ngừa nếp nhăn.
-
Squalane: Thành phần giúp làn da ngậm nước và luôn căng bóng mềm mại. Ngoài ra, còn giúp tăng cường đề kháng trên da, mang đến làn da bóng khỏe căng tràn sức sống.
- Bên trong thành phần hoàn toàn không chứa các chất độc hại, không gây kích ứng da và không có tác dụng phụ cho người sử dụng.
- Thêm nữa, gel trị sẹo Scar Rejuvasil hoàn toàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng TAQA.
- Do đó, nói về độ an toàn thì gel điều trị sẹo Scar Rejuvasil hơn hẳn cả các phương pháp điều trị sẹo thông thường trên thị trường
Với những vết sẹo lồi, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo không thể giúp bạn loại bỏ sẹo hoàn toàn mà còn khiến cho vết sẹo trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, việc điều trị sẹo lồi chỉ có thể giúp bề mặt vết sẹo trở nên bằng phẳng, mịn, sáng màu hơn chứ rất khó có thể xóa hoàn toàn sẹo khỏi da 100%. Do đó, khi da bị tổn thương việc phòng ngừa hình thành sẹo lồi hình thành ngay từ đầu vẫn là quan trọng hơn cả.