[REVIEW A-Z] Đồng Hồ Cơ Là Gì? Những Sự Thật Thú Vị

Đồng hồ cơ được biết đến với bộ máy bền bỉ, tuổi thọ lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, là niềm tự hào của ngành kỹ thuật cơ khí nói riêng và ngành công nghiệp chế tác đồng hồ nói chung.

Đồng hồ cơ là phiên bản đồng hồ được vận hành bởi cỗ máy cực kỳ tinh vi và phức tạp với linh kiện hoàn toàn bằng cơ khí, năng lượng sản sinh theo cơ chế lên dây cót tự động theo chuyển động cổ tay, thân thiện môi trường, tuổi thọ gần như vĩnh cửu. Vậy đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Nên mua đồng hồ cơ nào? Chi tiết xem ngay!

1 Lịch sử ra đời của đồng hồ cơ (Mechanical Watches)

Lịch sử ra đời của đồng hồ cơ được bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 15 với các mẫu đồng hồ to lớn, cồng kềnh được lắp trong cung điện. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, kích thước đồng hồ đã được thu gọn lại và hoàn thiện cho đến ngày nay.

Một số dấu mốc lịch sử quan trọng của đồng hồ cơ có thể kể đến như:

  • Năm 1275, chiếc đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh ở nước Anh, bởi một tu sĩ người Ý nhằm đảm bảo công việc hàng ngày và thời gian cầu nguyện diễn ra chính xác.
  • Năm 1770,  Abraham-Louis Perrelet phát minh ra cơ chế lên dây cót tự động – Tạo tiền đề cho sự ra đời của đồng hồ cơ (Automatic).
  • Năm 1923, một người thợ người Anh tên là John Harwood đã phát minh ra chiếc đồng hồ cơ đeo tay đầu tiên, hình thành khái niệm đồng hồ cơ (Automatic).
  • Năm 1970, khủng hoảng thạch anh trở thành “chất xúc tác”, điều hướng các thương hiệu lớn tập trung phát triển, cho ra mắt các mẫu đồng hồ cơ với tính năng độc đáo, sử dụng đa chất liệu kèm theo các cơ chế được cấp bằng sáng chế.

Thế kỷ 20 được coi là thời điểm đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất của đồng hồ đeo tay với bộ máy nhỏ gọn, mỏng nhẹ, cơ chế lên dây cót tự động kèm theo các tính năng ấn tượng như: Chống nước, chống sốc, chống gỉ, chống va đập, trầy xước từ các chất liệu quý hiếm.

Về lý thuyết, đồng hồ cơ bao gồm đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay,…do đó, nếu là đồng hồ automatic thì chắc chắn là đồng hồ cơ, nhưng gọi đồng hồ cơ là đồng hồ automatic thì chưa hẳn đã đúng.

Bài viết này, chiaki.vn đề cập tới phiên bản đồng hồ đeo tay cơ khí (Automatic).

Xem thêm:

2 Đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Đồng hồ cơ là gì?

Đồng hồ máy cơ (Automatic): Là dòng đồng hồ đeo tay lên dây cót tự động theo chuyển động cổ tay, bộ máy được vận hành bởi hàng trăm chi tiết cơ khí phức tạp. Tùy thuộc vào từng phiên bản, các linh kiện chế tác sẽ khác nhau. Để đồng hồ hoạt động chính xác, người dùng cần phải đeo hàng ngày để sản sinh nguồn năng lượng cần thiết.

Loại đồng hồ này có lịch sử lâu đời, tuy nhiên chỉ có Thuỵ Sĩ và Nhật Bản là 2 quốc gia nổi tiếng và dẫn đầu về công nghệ chế tác đồng hồ cơ (Automatic). So với các phiên bản đồng hồ cơ cho nữ, thì đồng hồ cơ nam vẫn được ưa chuộng hơn cả.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1 –  Dây cót: Tiếp nhận và dự trữ năng lượng, truyền đến bánh răng truyền động và các bộ phận khác

2 – Các bánh răng truyền động: Nhóm linh kiện phụ trách truyền năng lượng từ dây cót đến các bộ phận khác.

3 – Bộ hồi: Nhóm linh kiện (Ngựa, bánh xe gai,…) tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động, sau đó chuyển đến bộ dao động và tiếp nhận năng lượng được phân bổ do bộ dao động trả về để truyền đến nhóm bánh răng giờ phút giây.

4 – Bộ dao động: Nhóm linh kiện (Bánh lắc, dây tóc,…) chịu trách nhiệm điều tiết, chia đều năng lượng “vô trật tự” từ dây cót thành “năng lượng vừa đủ” để xoay các kim sao cho kim chuyển động đều đặn mỗi một phần nhỏ của dây.

5 – Nhóm bánh răng giờ phút giây: Các linh kiện nhận năng lượng được chia từ bộ hồi và chuyển động đều đặn, năng lượng truyền dẫn  từ bánh răng giây đến bánh răng phút, sau đó tới bánh răng giờ, từ đó hiển thị giờ, phút, giây và lịch ngày.

Thực chất, cấu tạo đồng hồ cơ bao gồm 5 linh kiện chính, kèm theo một số linh kiện khác có thể kể đến như: Khung nền, cầu, chân kính (Jewel), ốc, bi trượt, nẹp, càng đẩy,…

3 Các loại đồng hồ cơ

1. Dựa vào thiết kế 

  • Đồng hồ Automatic lộ cơ: Người dùng có thể quan sát 1 phần bộ máy bên trong (phiên bản Open Heart) hoặc toàn bộ (phiên bản Skeleton).
  • Đồng hồ Automatic không lộ cơ: Là phiên bản đồng hồ cơ được thiết kế như mẫu đồng hồ đeo tay thông thường, tuy nhiên mỏng nhẹ và bắt mắt hơn.

2. Dựa vào cơ chế lên dây cót

  • Đồng hồ cơ tự động (Automatic): Là loại đồng hồ hoạt động dựa trên điện năng tạo ra từ chuyển động cổ tay, khi đeo hơn 8 tiếng/ngày sẽ tự sinh ra năng lượng đủ trong 1 ngày.
  • Đồng hồ cơ lên cót tay (Handwinding): Là loại đồng hồ cổ điển hoạt động theo cơ chế lên dây cót thủ công bằng tay, yêu cầu phải vặn núm 15 – 20 vòng/ngày để đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác.

Ngoài ra, giới mộ điệu đồng hồ còn thấy các mẫu đồng hồ cơ tự động kết hợp lên dây cót, một sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, thường thấy ở các dòng đồng hồ cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng.

4 Phân tích ưu, nhược điểm của đồng hồ cơ

1. Ưu điểm

  • Đồng hồ cơ không phải thay pin, có khả năng lên dây cót tự động nhờ cơ chế dao động cổ tay và cho phép năng lượng dự trữ trong thời gian dài, do đó người dùng không cần đeo đồng hồ liên tục để sinh điện năng.
  • Thiết kế của dây cót và barrel trong đồng hồ cơ giúp ngăn ngừa hư hỏng do dây cót bị quấn chặt.
  • Bộ máy có tính thẩm mỹ cao, tinh tế và thu hút hơn so với đồng hồ thạch anh. Đó là lý do tại sao đồng hồ cơ, đặc biệt là các mẫu đồng hồ cơ lộ máy có ốp lưng trong suốt.
  • Tuổi thọ đồng hồ cơ cao, kéo dài vài chục, thậm chí hàng trăm năm, có thể lưu giữ lại cho các thế hệ sau.
  • Đồng hồ cơ chứa sức nặng đặc biệt, một phần do cơ chế rotor có trọng lượng. Sức nặng minh chứng cho sự tồn tại của một cỗ máy phức tạp đang hoạt động nhịp nhàng và sống động trên cổ tay.
  • Không bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sản xuất
  • Có giá trị cao hơn đồng hồ Quartz trong việc xây dựng câu chuyện riêng cho mỗi chủ nhân
  • Lịch Vạn Niên được coi là tính năng phức tạp nhất trên đồng hồ cơ, đồng thời cũng là chức năng phức tạp hàng đầu trong tất các các chức năng đồng hồ.

2. Nhược điểm 

  • Chiếc đồng hồ máy cơ (Automatic) sẽ ngừng hoạt động nếu người dùng không đeo trên tay trong một khoảng thời gian dài hoặc không đặt nó vào hộp xoay chuyên dụng. Khi đồng hồ hết cót, chúng sẽ tốn nhiều thời gian để nạp lại năng lượng.
  • Thói quen lên dây cót bằng tay sẽ khiến đồng hồ sớm phải đem đi bảo dưỡng.
  • Chi phí bảo dưỡng, thay thế tốn kém 
  • Các phiên bản máy cơ tự động bị đánh giá là kém thẩm mỹ hơn so với các phiên bản máy cơ thủ công
  • Các mẫu đồng hồ cơ có khối lượng khá nặng, tạo cảm giác cồng kềnh, bất tiện, đeo lâu có thể hơi đau cổ tay.

5 Các tính năng của đồng hồ cơ

1. Các tính năng cơ bản

Tính năng xem lịch ngày: Hiển thị số ngày trong tháng. Nếu một tháng có ít hơn 31 ngày, bạn sẽ phải điều chỉnh nó vào ngày cuối cùng trong tháng.

  • Xem lịch thứ-ngày: Hiển thị các thứ trong tuần và các ngày trong tháng.
  • Xem lịch hoàn chỉnh (Triple Date hoặc Complete Calendar): Hiển thị thứ-ngày-tháng trên mặt số đồng hồ
  • Xem kịch thường niên: Tương tự lịch hoàn chỉnh, tuy nhiên, chức năng này sẽ thông báo lịch chính xác cho tất cả các năm không phải năm nhuận. Chỉ cần điều chỉnh trong năm vào cuối mỗi tháng 2.
  • Xem lịch vạn niên: Tương tự như lịch thường niên, tính cả năm nhuận. Đây là chức năng phức tạp nhất và chỉ cần điều chỉnh 1 lần duy nhất.

Tính năng chronograph (Bấm giờ): Được sử dụng với mục đích đo thời gian một cách chuẩn xác, là công cụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực thể thao và nghiên cứu.

  • Flyback Chronograph: Hoạt động tương tự như Chronograph thông thường, khác biệt ở chỗ khi chronograph đang hoạt động, người dùng có thể ấn nút 4h để ngay lập tức bắt đầu việc bấm giờ mới.
  • Rattrapante Chronograph: Tính năng cho phép người dùng lưu được khoảng thời gian đầu tiên trong khi vẫn tiếp tục ghi giờ.

2. Các tính năng nâng cao

Tính năng hiển thị 2 hoặc nhiều múi giờ: Nhằm phục vụ việc người dùng phải di chuyển giữa các quốc gia hoặc những người có người thân đang sinh sống ở một quốc gia khác múi giờ.

Tính năng xem lịch tuần trăng (Moonphase): Để đoán định ngày âm lịch trong tháng, thường được sử dụng bởi thuỷ thủ để tính độ cao của thuỷ triều.

Tính năng điểm chuông: Đặc sắc trong việc tạo ra những âm thanh tuyệt vời.

  • Đồng hồ báo thức (Alarm): Được thiết kế để rung chuông vào một khoảng thời gian nhất định, có cài đặt trước
  • Repeater: Chiếc đồng hồ cơ sẽ đánh chuông báo thời gian khi người dùng nhấn nút hoặc gạt công tắc
  • Đồng hồ chơi nhạc: Lấy cảm hứng từ những chiếc hộp nhạc kỳ diệu, đồng hồ cơ có khả năng phát ra những bản nhạc khi nhấn nút hoặc đến đúng mỗi mốc giờ nhất định.

6 So sánh đồng hồ cơ và pin

Với băn khoăn “nên mua đồng hồ cơ hay pin?”, vậy đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn, đừng bỏ qua các tiêu chí “chốt hạ, ăn tiền” được chiaki tổng hợp ngay dưới đây:

So sánh Đồng Hồ Cơ (Automatic) Đồng Hồ Pin (Quartz)
Về bản chất Vận hành bằng bộ máy làm từ linh kiện cơ khí, chạy bằng dây cót, không sử dụng năng lượng pin Hoạt động với cơ chế điều động “tinh thể thạch anh” chạy bằng pin.
Về giá thành Cao hơn Thấp hơn
Về thiết kế Bộ máy tinh xảo, phức tạp, khá cồng kềnh, với xu hướng lộ cơ Bộ máy đơn giản, trọng lượng nhẹ
Về độ chính xác Độ chính xác thấp hơn Độ chính xác cao hơn
Về cơ chế sinh năng lượng Thông qua chuyển động của cổ tay Nhờ vào hoạt động của tinh thể thạch anh
Về khả năng chống nước và chống sốc Thấp hơn bởi linh kiện gồm nhiều chi tiết nhỏ liên kết với nhau, làm giảm khả năng chống nước và chống sốc Cao hơn bởi bộ máy được thiết kế liền khối, bao bọc bởi vòng nhựa chắc chắn
Về khả năng bảo dưỡng và sửa chữa Đỡ tốn kém hơn Tốn kém hơn do phải thay IC hoặc pin đồng hồ
Về chuyển động kim giây Chạy mượt và trơn tru, không bị ngắt quãng Chạy giật giật, không dứt khoát, hay bị ngắt quãng
Về cơ chế hoạt động Năng lượng được cung cấp bằng cách vặn cót thủ công hoặc sinh ra từ chuyển động của roto trên đồng hồ cơ automatic Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, nhờ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ để hiển thị thời gian chính xác
Về khả năng hoạt động liên tục Phải đeo trên cổ tay ít nhất 8 tiếng/ngày để dự trữ đủ điện năng, đảm bảo khả năng hoạt động chính xác của đồng hồ Hoạt động liên tục, chỉ dừng lại khi đồng hồ hết pin, cần thay pin mới

7 Cách sử dụng đồng hồ cơ 

Chuyên gia hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ cơ chuẩn xác nhất, cần dựa theo 5 tiêu chí:

  • Đeo đồng hồ ít nhất 8 tiếng/ngày
  • Lên dây cót thủ công (nếu không có thời gian)
  • Nên đeo đồng hồ sau 40 giờ không sử dụng
  • Lau dầu đồng hồ cơ định kỳ 2 – 4 năm/lần
  • Hạn chế đặt đồng hồ gần các thiết bị phát sóng (Tivi,…)

8 Các yếu tố nên cân nhắc khi mua đồng hồ cơ

  • Thương hiệu đồng hồ: Không chỉ riêng đồng hồ cơ, khi mua bất kỳ chiếc đồng hồ đẹp, chính hãng nào, bạn nên quan tâm tới uy tín và danh tiếng của thương hiệu, yếu tố “then chốt” giúp phần nào định giá sản phẩm.
  • Thiết kế đồng hồ và vật liệu chế tạo: Tùy thuộc vào chất liệu như (vàng nguyên khối, kim cương, đá quý,…) giá thành của các mẫu đồng hồ cơ sẽ khác nhau.
  • Mục đích sử dụng và tính năng: Nên ưu tiên chọn tính năng đồng hồ phù hợp mục đích sử dụng, đặc biệt là các mẫu đồng hồ sở hữu tính năng chuyên biệt như: Chống nước, chống sốc, đồng hồ chronograph,…
  • Bộ máy đồng hồ: Xuất xứ bộ máy của đồng hồ đến từ đâu, inhouse hay nhập ngoại, sau đó là tên tuổi của nhà sản xuất và khả năng dự trữ năng lượng của bộ máy.
  • Quy trình sản xuất và chất liệu chế tạo bộ máy: Chiếc đồng hồ được sản xuất theo quy trình nào, tiêu chí kiểm định từng quốc gia, khu vực ra sao, cánh quạt rotor có được làm bằng vàng nguyên khối, chân kính (Jewels) có phải ruby thật hay không là yếu tố rất cần thiết để cân nhắc khi mua đồng hồ cơ.
  • Mức độ hoàn thiện của đồng hồ: bao gồm độ hoàn thiện của bộ máy bên trong và thiết kế bên ngoài, nó quyết định chiếc đồng hồ có phải là một phần của Haute Horlogerie hoặc Fine Watchmaking hay không. 
  • Các chính sách bảo hành và sửa chữa: Đồng hồ cơ cực kỳ chú trọng chính sách bảo hành và sửa chữa sau mua, điều này giúp bạn có thể mang đồng hồ đi kiểm tra định kỳ với chi phí tối ưu, giữ tuổi thọ của đồng hồ cơ được bền hơn.

9 Những mẫu đồng hồ cơ nam đẹp

Sau khi đã tìm hiểu về đồng hồ cơ, nếu bạn còn đang lăn tăn chưa biết nên mua đồng hồ cơ nào, bạn có thể tham khảo một số mẫu đồng hồ cơ nam, nữ đẹp, chính hãng dưới đây:

10 Mua đồng hồ cơ chính hãng, giá tốt ở đâu?

Chiaki.vn – Sàn thương mại điện tử, địa chỉ mua sắm trực tuyến giá tốt tại thị trường Việt Nam, chuyên phân phối các mẫu đồng hồ cơ (Automatic) chính hãng với 2 dòng Skeleton và Open Heart ấn tượng, đến từ nhiều thương hiệu đồng hồ đình đám như: Citizen, Orient, Seiko,..phù hợp với cả nam giới và nữ giới.

Mọi thông tin mua hàng xin vui lòng liên hệ:

————————————-

CHIAKI.VN – MUA SẮM TRỰC TUYẾN

  • Website: https://chiaki.vn/
  • Hotline: 0932.888.300
  • Email: [email protected] 
  • Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • >

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *