Chó bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị để chó không bị chết

Chó bị tiêu chảy thường thấy nhiều ở chó nhỏ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày, kết hợp với một số biểu hiện nôn, phân bốc mùi khác lạ, sụt cân bất thường. Lúc này chủ nhân cần làm gì?

Chó bị tiêu chảy thường thấy nhiều ở chó nhỏ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày, kết hợp với một số biểu hiện nôn, phân bốc mùi khác lạ, sụt cân bất thường. Lúc này chủ nhân của thú cưng cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống nhằm hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của thú cưng, cũng như giúp thú cưng phục hồi lại trạng thái bình thường. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Chiaki tin tức hôm nay.

1 Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy màu vàng

Chó bị nôn và đi ngoài hoặc chó đi ngoài nhiều lần,… Đều có những nguyên nhân khiến thú cưng của bạn gặp phải tình trạng bất thường như vậy.  Trong đó, chứng tiêu chảy ở chó sẽ được chia ra làm 2 mức độ để đánh giá bệnh, từ đó chủ nhận có thể đưa Pets tới phòng khám thú ý nhanh chóng hoặc có thể tự chữa trị tại nhà.

 

Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy màu vàng

Mức độ 1: Chó bị tiêu chảy nhẹ

Đối với mức độ này thì chó cảnh có thể bị tiêu chảy do nguyên nhân từ việc:

  • Thay đổi thức ăn đột ngột khiến đường ruột nhạy cảm, dễ tiêu chảy
  • Thú cưng không quen đi xe, không quen bị nhốt trong lồng hoặc di chuyển tới chỗ lạ cũng khiến chó cảnh bị stress và tiêu chảy.
  • Chó con uống sữa bị tiêu chảy do đồ uống không hợp, lạnh hoặc đã bị hỏng
  • Chó của bạn ăn phải thức ăn thừa, bị hỏng hoặc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa mỡ, ăn nhiều hơn bình thường, … Cũng gây nên tình trạng tiêu chảy nhẹ ở chó. 

Mức độ 2: Chó bị tiêu chảy ra máu

Đối với mức độ này, chó bị tiêu chảy xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh. Để chữa trị thì bạn cần thực hiện cho uống thuốc chó bị tiêu chảy chuyên dụng, đưa tới cơ sở thú y hoặc tiêm phòng khi còn nhỏ và cần được theo dõi thường xuyên. 

  • Chó mắc bệnh Care, Parvovirus, viêm gan
  • Chó có ký sinh trùng trong bụng như sán, giun, Giardia
  • Chó bị nhiễm vi khuẩn E Coli, Leptospira, Salmonella,…

Các biểu hiện của những bệnh này thường sẽ là sốt, tiêu chảy kết hợp với nôn ói, bỏ ăn, chó bị hôn mê, phờ phạc hoặc thậm chí là chó đi ngoài ra máu. 

2 Đánh giá tình trạng bệnh của thú cưng qua phân

Để xác định được chó bị tiêu chảy đang ở mức độ nhẹ hay nặng thì bạn có thể đánh giá thông qua phân của chúng. Màu sắc, hình dạng, độ đặc, kích thước, trạng thái cũng là những biểu hiện giúp bạn xác định được bệnh của Pets sớm nhất. Cụ thể như:

 

Chó bị tiêu chảy và nôn thì bạn có thể xác định tình trạng qua phân

 

  • Chó đi một lượng nhỏ, rặn khó và đi vài lần trong 1 giờ: Tình trạng bệnh của chó liên quan đến đại tràng, đặc biệt là ở vùng ruột già. 
  • Chó đi ngoài 3 – 4 lần với lượng phân khá lớn: Tình trạng bệnh của chó liên quan do rối loạn hấp thụ gây nên, vùng bị ảnh hưởng là ruột non
  • Chó bị sụt cân và có biểu hiện chán ăn: Tình trạng bệnh của chó là do rối loạn hệ tiêu hóa, vùng đang bị ảnh hưởng là tụy, ruột non
  • Chó bị tiêu chảy và nôn bỏ ăn: Tình trạng bệnh là do viêm dạ dày hoặc viêm đường ruột, vùng bị ảnh hưởng là ruột non và dạ dày.
  • Chó bị tiêu chảy ra phân có mùi chua hoặc phân sống còn nguyên hình dạng thức ăn: Tình trạng bệnh của thú cưng là do chuyển hóa thức ăn quá nhanh khiến ruột non bị kích thích
  • Chó bị tiêu chảy ra mùi phân ôi thiu, thối rữa: Tình trạng bệnh của thú cưng là do nhiễm khuẩn đường ruột, bạn cần cho chó đi kiểm tra ruột non
  • Chó đi phân ra màu nâu: Điều này không đáng ngại lắm, đây chỉ là dấu hiệu tiêu chảy bình thường, sẽ dứt điểm sau lần đi ngoài gần nhất
  • Phân có màu xanh sẫm: Tình trạng bệnh của chó là do chúng đã ăn thức ăn quá nhanh hoặc ăn lẫn cả cỏ. Ngoài ra, phân có màu xanh sẫm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi túi mật, nên bạn cần theo dõi thêm
  • Phân của chó bị tiêu chảy màu vàng, vàng cam và sệt: Tình trạng bệnh của thú cưng là do thiếu dịch mật, vùng đang bị ảnh hưởng là gan hoặc túi mật. 
  • Chó bị tiêu chảy ra máu: Tình trạng bệnh của chó đang gặp là xuất huyết đường ruột, bạn cần kiểm tra và đưa thú cưng tới phòng thú y sớm. 

3 Các dấu hiệu nguy hiểm của thú cưng mà bạn không nên bỏ qua

Thú cưng là thành viên quan trọng trong gia đình, vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở chúng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của thú cưng đang gặp vấn đề mà bạn không nên bỏ qua:

Thay đổi về hành vi:

  • Mất đi sự hoạt bát: Thú cưng thường xuyên nằm một chỗ, lờn ăn, ít chơi đùa.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ nhiều hơn, thức dậy thường xuyên vào ban đêm, đi lại khó khăn.
  • Thay đổi tính cách: Trở nên hung dữ, sợ sệt, hoặc quá lo lắng.

Thay đổi về ngoại hình:

  • Sụt cân đột ngột: Mặc dù ăn uống bình thường nhưng vẫn giảm cân rõ rệt.
  • Tăng cân bất thường: Không có lý do rõ ràng nhưng thú cưng lại tăng cân nhanh chóng.
  • Lông xù, da khô: Lông rụng nhiều, da xuất hiện các vết đỏ, vảy, hoặc mụn.
  • Mắt và mũi chảy dịch: Mắt đỏ, chảy nước mắt, mũi chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây.

Thay đổi về các chức năng cơ thể:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Đi ngoài phân lỏng, phân có máu, hoặc đi ngoài khó khăn.
  • Ói mửa: Ói mửa thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Khó thở: Thở nhanh, thở khò khè, hoặc thở bằng miệng.
  • Tiểu tiện bất thường: Tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu ra máu, hoặc không thể tiểu được.
  • Uống nhiều nước hơn bình thường: Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về thận.

Các dấu hiệu khác:

  • Sưng phù: Các bộ phận trên cơ thể sưng lên đột ngột.
  • Vết thương hở: Vết cắn, vết trầy xước, hoặc vết thương khác không lành.
  • Co giật: Cơ thể co giật không kiểm soát được.

Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên đây ở thú cưng, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

4 Cách điều trị chó bị tiêu chảy hiệu quả

Chó bị tiêu chảy thường sẽ là nguyên nhân khiến thể trạng của thú cưng mất nước, đặc biệt nếu triệu chứng còn kết hợp thêm cả nôn ói, bỏ ăn thì khả năng mất nước trong cơ thể càng cao. Do đó, cách điều trị đầu tiên cần thực hiện chính là bổ sung nước cho thú cưng bằng các pha dung dịch điện giải C- Electrolytes và cho chúng uống, và sau đó làm theo cách sau đây, để hỗ trợ chưa trị tiêu chảy cho chó tại nhà an toàn:

1. Dùng Oresol cho chó bị tiêu chảy

Khi chó bị tiêu chảy màu vàng thì bạn nên cho chúng uống bổ sung Probiotic, một số sản phẩm lợi khuẩn cho tiêu hóa. Hòa vào thức ăn chó mỗi ngày để giúp chó phục hồi nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy. Hãy chú ý mua loại Probiotic đúng cho chó, tránh mua loại dành cho con người vì vi khuẩn trong ruột chó và con người có sự khác biệt. Đặc biệt, không nên cho chó uống thuốc tiêu chảy dành cho người vì có thể gây ra các biến chứng khác. Đây cũng là cách chữa chó con bị tiêu chảy nhanh nhất thường được bác sĩ thú y khuyên dùng.

Dùng Oresol cho chó bị tiêu chảy

Khi sử dụng Oresol cho chó bị tiêu chảy, bạn cần biết những kiến thức sau đây:

  • Chỉ tự chữa cho cún bằng Oresol tại nhà khi bé bị tiêu chảy nhẹ, nôn mửa ít. Nếu bé chó sốt cao, tiêu chảy nặng, nôn mửa nhiều, cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ, không được tự chữa tại nhà.
  • Pha đúng lượng nước cho mỗi lần sử dụng Oresol để tiết kiệm hoặc không pha quá loãng. Pha quá loãng sẽ không đạt hiệu quả mong muốn, trong khi pha quá đặc có thể gây ngộ độc muối và nguy hiểm đến tính mạng. Pha gói Oresol theo hướng dẫn trên bao bì, không chia nhỏ và pha bằng nước sôi để nguội, sau đó sử dụng trong vòng 24 giờ.
  • Không được pha thêm sữa, nước khoáng, nước trái cây hoặc đường vào Oresol. Ngoài ra, đừng sử dụng Oresol khi thú cưng không đi tiểu được và đợi chó nôn xong trước khi cho uống từng chút một sau 10 phút. Sử dụng không đúng cách có thể gây rối loạn điện giải và tích nước, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Sử dụng cây nhọ nồi (cỏ mực) cho chó con bị tiêu chảy

Sử dụng cây nhọ nồi (cỏ mực)

Đừng lo lắng, để chăm sóc chó con bị tiêu chảy, bạn có thể áp dụng một cách trị liệu đơn giản và tự nhiên bằng cây nhọ nồi, hay còn được gọi là cỏ mực. Cây nhọ nồi không chỉ dùng được cho con người mà còn rất tốt cho chó cưng của bạn.

Đầu tiên, hãy nhặt phần lá và thân cây nhọ nồi, và bỏ đi rễ. Dùng tay giã nhuyễn lá và thân cây cho vào ½ bát nước, kết hợp đều và lọc qua một tấm vải mỏng để lấy nước cốt sạch sẽ. Để đảm bảo cân bằng điện giải, bạn có thể thêm ¼ muỗng muối ăn vào nước cốt.

Hàng ngày, bạn cho chó uống nước nhọ nồi này theo liều lượng phù hợp với kích thước chó của bạn. Chó nhỏ uống ¼ chén mỗi lần, chó trung bình uống ½ chén, và chó to uống 1 chén mỗi lần. Hãy nhớ cho chó uống đúng liều để đạt hiệu quả tốt nhất, và đừng lo lắng và cho chó dùng quá liều.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ phù hợp với các triệu chứng tiêu chảy nhẹ và rối loạn tiêu hóa thông thường, không quá nghiêm trọng, và không do virus gây ra. Nếu chó của bạn là chó con hoặc chỉ mới 1 tháng tuổi và có các triệu chứng nặng như nôn máu hoặc mất năng lượng, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức và không tự ý sử dụng thuốc.

5 Phòng chống bệnh khi chó bị tiêu chảy bằng cách nào ?

Để hạn chế tối đa bệnh tiêu chảy ở chó, chủ nhân cần thực hiện những cách phòng chống dưới đây để thú cưng của mình luôn được khỏe mạnh:

Có chế độ ăn uống hợp lý 

Nên cho thú cưng có chế độ ăn uống đều đặn, không nên để tình trạng hôm ăn quá no hoặc hôm ăn quá đói, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột khiến Pets dễ gặp tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho chó ăn xương, các chất béo quá nhiều sau khi tiêu chảy.

Chó bị tiêu chảy nên uống nhiều nước đề bù lượng nước bị mất

Cần giữ chuồng của thú cưng sạch sẽ

Chuồng là nơi tiếp xúc nhiều nhất đối với chó cảnh, đặc biệt trong những giai đoạn chó bị tiêu chảy. Do đó, để hạn chế tối đa mầm bệnh thì bạn cần vệ sinh chuồng hoặc nơi ngủ của thú cưng được sạch sẽ, đảm bảo luôn thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nên duy trì dọn dẹp 1 -2 tháng/ lần.

Thường xuyên cho thú cưng đi dạo

Thói quen thường xuyên cho thú cưng đi dạo sẽ là cách giúp chúng vận động thường xuyên, tăng sức đề kháng, cún được tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng sẽ khỏe mạnh hơn, khả năng phòng bệnh tốt hơn, cũng như nhanh nhẹn trong phản ứng và thông minh. 

 

Để chó khỏe mạnh, không bị tiêu chảy thì bạn nên thường xuyên dắt chó đi dạo

Hãy tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Để phòng tránh chó bị tiêu chảy ra máu và nôn, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: virus hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thì bạn cần đưa chó tới bệnh viện hoặc cơ sở thú ý uy tín để được tiêm phòng và tẩy giun định kỳ. Đối với chó con dưới 1 tuổi thì nên tẩy giun 2 -3 tháng/ lần, lớn hơn thì có thể duy trì nửa năm / 1 lần.

6 Một số câu hỏi thường gặp khi chó cưng của bạn bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy có nên tắm không?

Khi chó bị tiêu chảy, lúc này sức đề kháng của thú cưng thường rất yếu, mất nước và bị ảnh hưởng. Do đó, thời điểm này không nên tắm cho chó bởi có thể bạn sẽ vô tình khiến bệnh thú cưng càng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị cảm. 

Do đó, nếu trong trường hợp này mà muốn vệ sinh cho thú cưng. Tốt hơn hết bạn chỉ nên tắm bằng bột khô hoặc dùng khăn lau ấm lau cơ thể cho chúng và ủ ấm ngay sau khi xong. Nên thao tác nhanh chóng để chó không bị nhiễm lạnh quá nhiều. 

Làm thế nào để ngăn chặn chó cưng tái phát tiêu chảy sau khi đã hồi phục?

Để ngăn chặn chó cưng tái phát tiêu chảy sau khi đã hồi phục, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Dinh dưỡng cân đối: Cung cấp cho chó cưng một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và dễ tiêu hóa. Hãy chắc chắn rằng thức ăn chó mà bạn chọn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và được khuyến nghị bởi bác sĩ thú y.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây kích ứng: Biết được những thức ăn hoặc chất gây kích ứng đối với chó cưng và hạn chế tiếp xúc với chúng. Điều này có thể bao gồm việc tránh cho chó ăn các loại thức ăn mới, thức ăn thừa hoặc chất độc.
  • Đảm bảo vệ sinh: Duy trì vệ sinh tốt cho chó cưng, đặc biệt là trong khu vực chó ở. Điều này bao gồm việc giữ chỗ ở sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh những nơi chó cưng tiếp xúc.

Chó bị tiêu chảy nên ăn gì?

Chó bị tiêu chảy và nôn bỏ ăn thì tạm thời bạn nên kiêng ăn cho thú cưng ít nhất là 12 – 24 tiếng, đây là cách giúp đường ruột của chó được nghỉ ngơi, có thời gian phục hồi nhanh chóng. Trong thời gian này bạn cũng nên cho chó uống nhiều nước sạch để bù nước, uống đường Glucose hoặc nước mật ong.

Khi hết thời gian kiêng ăn thì bạn có thể cho chúng ăn các đồ ăn mềm, đã nấu chín, đồ ăn nhạt và dễ tiêu hóa. Thức ăn tốt nhất trong lúc này là cháo loãng, cháo nấu cùng thịt gà ninh nhừ, khoai tây nghiền, cơm nấu mềm.

Tuyệt đối không ăn thịt đỏ, các thức ăn làm từ sữa, chất béo, … khiến chúng dễ nôn và tiêu chảy trở lại. Chế độ dinh dưỡng này phù hợp với chó con bị tiêu chảy và nôn hoặc đối với chó đã trưởng thành đều nên áp dụng. 

Các bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn mềm cho thú cưng:

Chó bị tiêu chảy thì nên cho ăn gì?

Khi nào nên đưa chó cưng đến bác sĩ thú y?

Khi bạn đã áp dụng những biện pháp giúp hỗ trợ điều trị cho thú cưng tại nhà mà vẫn không khỏi và có nhưng biểu hiện sau đây, thì nên đưa chó nhà bạn đến cơ sở thú y để thăm khám sớm:

  • Tiêu chảy kéo dài: Nếu chó cưng có tiêu chảy trong một khoảng thời gian dài, ví dụ như hơn 24-48 giờ mà không có dấu hiệu cải thiện, hoặc tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y. Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và dẫn đến mất cân nặng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chó.
  • Nôn mửa, suy nhược: Nếu chó cưng có các triệu chứng như nôn mửa, mất năng lượng, mất sức ăn hoặc thể trạng suy nhược, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn đằng sau tiêu chảy.
  • Sự thay đổi trong chất lượng tiêu chảy: Nếu tiêu chảy của chó cưng có sự thay đổi đáng kể về màu sắc, mùi hôi, chất lượng (có máu hoặc chất nhầy), bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Sự kết hợp với các triệu chứng khác: Nếu chó cưng có các triệu chứng khác đi kèm như sốt cao, mất nước nhanh, buồn nôn, mất cân nặng đáng kể, hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và chẩn đoán.
  • Lịch sử bệnh lý: Nếu chó cưng có lịch sử bệnh lý hoặc đã trải qua các vấn đề sức khỏe liên quan trước đó, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được đánh giá và điều trị thích hợp.

Trên đây là những thông tin mà Chiaki chia sẻ khi chó bị tiêu chảy, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thú cưng của mình được tốt hơn. Bạn biết đó, chó cảnh cũng giống như những đứa trẻ nhỏ, đã nuôi chó cảnh thì bạn hãy dành nhiều thời gian và quan tâm chúng hơn nhé. 

Hiện Chiaki.vn có cung cấp các sản phẩm chăm sóc thú cưng từ A – Z chính hãng, giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chiaki vận chuyển toàn quốc, giao hàng thu tiền tận nơi, hỗ trợ khách hàng đổi trả hàng nhanh chóng trong vòng 5 ngày. Khách hàng có thể đặt mua online trên Chiaki.vn nhé !

————————————-

MUA SẮM GIÁ TỐT TẠI SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHIAKI.VN

Website: https://chiaki.vn/

Hotline: 0932.888.300

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
>

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *