Nhiều mẹ bầu cảm thấy nằm võng thoải mái và dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên tư thế ngủ của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vậy phụ nữ có bầu nằm võng được không, có gây hại gì cho thai nhi không?
Nhiều bà bầu có sở thích, thói quen nằm võng mỗi khi cơn buồn ngủ kéo đến. Song dưới góc nhìn khoa học thì bầu nằm võng được không? Liệu đây có phải là tư thế nằm tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bác sĩ Phan Thanh Dần – cố vấn sức khỏe tại Chiaki.vn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề bà bầu có nên nằm võng hay không nhé!
1 Bà bầu nằm võng được không?
Trong giai đoạn thai kỳ, tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng về bên trái. Tư thế này nhằm tránh tạo áp lực lên tim và các cơ quan quan trọng khác nằm về bên trái cơ thể (thận, dạ dày, lá lách,…) đồng thời tăng cường lưu thông máu đến thai nhi, giúp thai nhi nhận được nhiều dinh dưỡng hơn, hỗ trợ sự phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi nằm nghiêng nên nhiều mẹ đã chọn nằm võng để có giấc ngủ ngon hơn. Nghiên cứu của chuyên gia Sophie Schwartz từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) cho biết nhịp rung lắc nhẹ nhàng khi nằm võng giúp mọi người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn so với khi nằm trên giường.
Thế nhưng, tư thế nằm khi mang thai không chỉ đảm bảo một giấc ngủ ngon cho mẹ mà còn liên quan đến sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu có được nằm võng không? Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên nằm võng vì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
2 Tại sao bầu không được nằm võng?
Nằm võng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp
Giải đáp thắc mắc “mang thai có được nằm võng không” thì câu trả lời là KHÔNG. Lý do đầu tiên dễ thấy đó là tư thế nằm này gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp.
Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu sẽ bị bó hẹp lại. Trong khi phần đầu cao, phần chân cao thì ngực và bụng lại thấp hơn, bị ép xuống với dáng hơi gập. Mà phần ngực là vị trí của lá phổi, của hệ hô hấp còn bụng bầu là “nơi ở” của em bé cũng như chứa các cơ quan nội tạng. Do đó, nằm võng dễ khiến bà bầu rơi vào tình trạng tức ngực, khó thở, chóng mặt, lâu dài có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
Nằm võng gây thiếu máu lên não
Bộ não luôn cần được cung cấp đủ oxy để duy trì hoạt động sống, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu luôn ở trạng thái thoải mái nhất. Tuy nhiên, nằm võng khiến cho phần đầu quá cao sẽ cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Chẳng những không tốt cho tim mạch, khiến tim phải chịu thêm áp lực, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim mà còn gây thiếu máu lên não, không tốt cho cả mẹ bầu và em bé. Như vậy mẹ đã biết rõ bà bầu nằm võng được không rồi chứ?
Bà bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép
Tại sao có bầu không nên nằm võng, một lý do nữa đó là vì nằm võng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí sự chèn ép có thể gây nguy hiểm đến tính mạng em bé. Khi mẹ bầu nằm võng với tư thế gò bó sẽ gây áp lực lên tử cung, đặc biệt là tư thế gập người hay nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây khó chịu và bức bối cho em bé trong bụng.
Nằm võng không thực sự thoải mái
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu nặng nề hơn nên việc thay đổi tư thế cũng khó khăn hơn. Do vậy, một không gian thoải mái để mẹ bầu nằm ngủ trong trạng thái hoàn toàn thoải mái là điều cần thiết. Nhưng chiếc võng chật hẹp lại không đáp ứng được yêu cầu này.
Không gian hẹp của võng khiến mẹ thấy khó khăn khi trở mình, thay đổi tư thế. Hơn nữa còn khiến tay chân nhức mỏi, tê bì.
Nằm võng ảnh hưởng đến cột sống
Có bầu có nằm võng được không? Trả lời câu hỏi này các chuyên gia cho biết bà bầu không nên nằm võng vì sẽ ảnh hưởng đến cột sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề về xương sống (điển hình là thoát vị đĩa đệm) khi nằm võng cao hơn so với người bệnh không có thói quan này.
Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại là đối tượng có nguy cơ thiếu canxi nên xương kém chắc khỏe. Nếu bà bầu nằm võng càng tăng nguy cơ gặp các vấn đề về xương sống như đau mỏi cổ vai gáy, đau dây thần kinh cột sống, gai đốt xương sống, thoát vị đĩa đệm,…
Bà bầu nằm võng có nguy cơ té ngã
Như đã phân tích ở trên, bà bầu nằm võng dễ bị thiếu máu lên não gây choáng váng, chóng mặt, tê bì chân tay. Bởi thế mẹ có thể bị ngã do chóng mặt khi đứng lên đột ngột sau khi nằm võng. Càng về những tháng cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn thì việc đi lại, đứng lên hay ngồi xuống càng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, sự “chòng chành” của chiếc võng khi không được buộc chắc chắn càng tăng thêm nguy hiểm cho bà bầu.
Vậy mẹ bầu nằm võng có tốt không? Ngoài ưu điểm duy nhất là sự rung lắc nhẹ nhàng giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ thì có rất nhiều những nhược điểm, nguy cơ khác ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, đáp án của câu hỏi có nên nằm võng khi mang thai không là KHÔNG nhé các mẹ.
3 Giải đáp thắc mắc bà bầu được nằm võng khi mang thai
Bầu 3 tháng đầu có được nằm võng không?
Giai đoạn 3 tháng đầu, bụng mẹ chưa lớn nên có thể nằm võng được, sẽ mang đến cảm giác dễ chịu và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng không khuyến khích phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nằm võng. Bởi lúc này thai nhi còn chưa ổn định và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài. Hơn nữa, đáp án của câu hỏi “nằm võng có tốt cho bà bầu” hay không ở trên cũng đã cho mẹ bầu biết được những lý do tại sao.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cần phải nằm võng mới cảm thấy thoải mái và dễ ngủ thì phải lưu ý cách nằm võng đúng.
Cách nằm võng đúng cho bà bầu 3 tháng đầu
- Nằm võng trong thời gian ngắn: khi cơ thể mệt mỏi mẹ bầu có thể nằm võng để chợp mắt hoặc nằm ngủ trưa. Tuy nhiên chỉ nên nằm trong khoảng 20 – 30 phút, không nên nằm quá lâu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, tức ngực, đau đầu, choáng váng, đau mỏi lưng, tê tay chân do máu lưu thông kém.
- Điều chỉnh độ cong của võng phù hợp: nên chỉnh cho võng thoải hơn sẽ giúp bà bầu nằm ngửa thoải mái mà không cảm thấy khó thở. Nhưng vẫn cần chú ý đến độ cao của võng để tránh bị ngã. Nếu võng quá trũng sâu (độ cong quá mức) sẽ khiến cơ thể bị gập lại, trọng tâm bị dồn vào bụng nhiều hơn, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp, thiếu máu lên não.
- Cẩn thận khi lên xuống võng: khi ngồi hoặc nằm lên võng cần đảm bảo độ rộng của võng đã đủ để mẹ đặt người xuống. Còn khi đứng dậy cần đảm bảo hai chân của mẹ chạm đất chắc chắn rồi mới bước xuống để tránh té ngã.
- Chọn loại võng chắc chắn: để hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro thì việc chọn loại võng chắc chắn là điều cần thiết, tránh võng bị tuột khi đang sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng võng đã bị mục, thủng, sờn hoặc buộc không chắc chắn.
Ngoài ra cũng nên treo võng sát mặt đất để giảm chấn thương nếu không may xảy ra chuyện xui rủi.
>>Xem thêm: Viên uống Acid Folic 400mcg giúp tăng cương phát triển não bộ và phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Bầu 3 tháng cuối có được nằm võng không?
Ba tháng cuối thai kỳ phụ nữ mang thai nằm võng được không? Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo giai đoạn này mẹ bầu tuyệt đối không nằm võng. Lúc này bụng bầu đã lớn, nếu nằm võng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé: khó thở, thiếu máu lên não, thai nhi bị chèn ép, các vấn đề về cột sống,…
4 Tư thế nằm tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bụng của bà bầu chưa quá lớn nên có thể nằm ngủ ở nhiều tư thế, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng đều được miễn sao mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất và cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không nằm sấp vì sẽ khiến mẹ khó chịu và gây chèn ép em bé trong bụng.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Từ giai đoạn này, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái. Tư thế nằm này sẽ mang đến sự dễ chịu nhất, tránh gây áp lực lên tim đồng thời vẫn giữ cho dạ dày hoạt động tốt để tiêu hóa thức ăn. Nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề thì mẹ có thể nằm ngủ kê chân bằng một chiếc gối mềm sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm tê mỏi tay chân và chất lượng giấc ngủ của bà bầu cũng được cải thiện.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Trong những tháng cuối thai kỳ, tử cung có xu hướng xoay về phía bên phải để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Do đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể nằm ngủ kê gối dưới bụng hoặc sau lưng để giảm bớt áp lực cho cơ thể, cũng hỗ trợ xương và cột sống bớt nhức mỏi hơn. Mẹ nên chọn một chiếc gối mềm mại để đỡ bụng khi nằm, chỉ nên hơi cong chân, không nên co người tránh gây ảnh hưởng đến em bé. Ở 3 tháng cuối, khi nằm ngủ mẹ cũng không nên di chuyển, thay đổi tư thế liên tục nữa nhé!.
5 Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon không cần nằm võng
Sau khi biết rằng có bầu có được nằm võng hay không thì chắc chắn mẹ bầu nên tìm những phương pháp khác an toàn giúp mẹ có một giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe.
Thiết lập giờ sinh học cho giấc ngủ: thức dậy và đi ngủ vào những khung giờ cố định sẽ giúp cơ thể mẹ bầu quen với nhịp sinh học này, cho nên việc đi vào giấc ngủ cũng dễ dàng hơn.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: ăn uống khoa học, đủ chất, đặc biệt là tăng cường nhóm vitamin B có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi giúp bà bầu dễ ngủ hơn. Một số thực phẩm cải thiện chất lượng giấc ngủ như hạt sen, hạnh nhân, hạt óc chó, trái kiwi,…
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập yoga, thiền hay những động tác vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn xương khớp, tăng độ dẻo dai, khả năng lưu thông máu tốt hơn sẽ nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Uống đủ nước vào ban ngày, hạn chế uống vào ban đêm: mỗi ngày mẹ nên uống đủ từ 2 – 3 lít nước tùy theo cân nặng cơ thể sẽ thanh lọc, đào thải độc tố, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon. Nhưng nên hạn chế uống vào ban đêm tránh tình trạng đi tiểu nhiều gây mất ngủ.
Hạn chế thực phẩm không lành mạnh: đồ chua, cay nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, socola,…Thay vào đó, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút mẹ bầu nên uống một chút sữa ấm hoặc ngũ cốc sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử: ánh sáng xanh và sóng điện từ làm chậm quá trình giải phóng melatonin gây khó ngủ. Do đó, mẹ hãy tránh xa những thiết bị này ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
Massage toàn thân, ngâm chân với nước ấm, gừng và sả: vừa đào thải độc tố, vừa giúp khí huyết lưu thông tốt, giảm đau mỏi và tê nhức chân, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu giúp mẹ bầu sẵn sàng bước vào giấc ngủ.
Nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ: đây là cách cải thiện tinh thần hiệu quả, giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, xua tan phiền muộn, đầu óc nhẹ nhàng và thư thái sẽ dễ ngủ hơn.
Chuẩn bị không gian ngủ lý tưởng: nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, không quá lạnh cũng không quá nóng, đảm bảo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không bị bí bách.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bầu nằm võng được không. Đồng thời cũng mách mẹ tư thế nằm chuẩn trong từng giai đoạn thai kỳ và những cách giúp mẹ ngủ ngon thay vì nằm võng rất nguy hiểm. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích với mẹ bầu để chấm dứt tình trạng khó ngủ, mất ngủ, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi!