Mẹ cho con bú không nên ăn gì? 17 đồ ăn nên tránh để có sữa mẹ tốt nhất

Cafe, socola, đậu phộng, bông cải xanh, hải sản, lúa mì, … Tưởng rằng đây là các thực phẩm hết sức bình thường và bạn cũng muốn cho bé của mình thưởng thức trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên chúng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa đó nhé, hãy đọc để biết thêm cùng Chiaki

Trong những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những gì người mẹ ăn sẽ ảnh hưởng một phần tới thành phần và khả năng sản xuất sữa của mẹ. Do đó, mẹ sau sinh cần có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng giống như bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời của bạn. 

Một chế độ ăn uống cân bằng quan trọng cho cả mẹ và bé lúc này. Để có thể sản xuất sữa tốt nhất và nhiều nhất, nhiều mẹ băn khoăn việc cho con bú không nên ăn gì?

Vậy để biết câu trả lời cũng như các mẹo để biết liệu chế độ ăn uống của bạn có đang ảnh hưởng tới con yêu. Hãy mở cuốn sổ nhỏ ra và ghi chép lại những đồ ăn nên tránh dưới đây nhé!

Mẹ cho con bú không nên ăn gì? 17 đồ ăn nên tránh để có sữa mẹ tốt nhất

1 Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ 

Sữa mẹ là nguồn sữa dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ biết không, trên thực tế thì sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể bé cần trong vòng 6 tháng đầu đời.

Các phân tử từ thực phẩm mà mẹ ăn sẽ có thể đi qua sữa mẹ và vào hệ tiêu hóa của bé, giúp bé phát triển và khỏe mạnh mỗi ngày. Sữa mẹ không những thế còn chứa cả kháng thể chống lại bệnh tật.

Trong 2 tuần đầu khi mới sinh bé, trong sữa mẹ có khoảng 80% các tế bào là các đại thực bào có chức năng diệt virus và vi khuẩn. Đồng thời sữa mẹ có axit béo, DHA, ALA giúp phát triển não bộ và thị giác của trẻ. Các vi chất và khoáng chất khác như sắt, canxi cũng có thể hấp thụ nhiều hơn từ sữa mẹ trong thời gian này.  

Các lợi ích khác mà sữa mẹ mang lại cho cơ thể bé là nhiều vô kể, một trong những điều cơ bản mà mẹ nên biết chính là:

  • Sữa mẹ giúp bé giảm nguy cơ hen phế quản, bệnh chàm, các bệnh dị ứng
  • Giúp bé ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn từ nhiễm trùng, viêm đại tràng, tiểu đường, rối loạn miễn dịch, hội chứng đột tử
  • Đặc biệt, quá trình tạo nhiều sữa cho bé bú còn giúp mẹ lấy lại được vóc dáng và cân nặng sau sinh. 
  • Giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng
  • Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng tình mẫu từ giữa mẹ và bé hơn nữa đó.

Sữa mẹ là nguồn sữa dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia trên toàn thế giới luôn khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ và cho bé bú đủ 6 tháng đầu đời. 

Tuy nhiên, có nhiều chị em lần đầu làm mẹ khá bỡ ngỡ trong chế độ ăn uống, lo lắng rằng sữa của mình không được đặc hay vàng như sữa của các mẹ khác. Hay như con không đủ cân nặng giống các bé khác cùng lứa tuổi.

Lần đầu làm mẹ cũng khiến mẹ phân vân cho con bú không nên ăn gì hay ăn những thực phẩm này có được không? Có ảnh hưởng đến sữa của con không?. 

Mẹ đừng vội lo lắng hãy đọc tiếp để biết nhiều hơn nhé. 

2 Mẹ cho con bú không nên ăn gì để cải thiện chất lượng sữa?

1. Thực phẩm giảm sản xuất sữa

Các bà mẹ sau sinh không nên quá căng thẳng về việc cho con bú không nên ăn gì. Bạn chỉ cần ghi nhớ 17 thực phẩm/ đồ ăn nên tránh dưới đây, đầu tiên là các thực phẩm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất sữa, khiến sữa ra ít như:

Một số loại thảo dược

Các loại thảo dược được dùng trong đồ ăn thực sự rất đa dạng, chúng có nhiều mùi hương khác nhau và mang tới nhiều sự kích thích trong ăn uống trở nên ngon miệng hơn. 

Tuy nhiên, trong thời kỳ đang cho con bú thì mẹ nên tránh các loại thảo dược như bạc hà, mùi tây, cây xô thơm ( một loại thuộc họ bạc hà, cùng giống với lá kinh giới, hương thảo, húng tây, xạ hương,…)

Cho con bú không nên ăn gì? Nên tránh ăn lá bạc hà, mùi tây, xô thơm

Ba loại thảo mộc này khá thơm và dễ làm món ăn trở nên ngon miệng hơn nhưng chúng lại khiến việc sản xuất sữa mẹ giảm đi đáng kể. Thậm chí việc tẩm gia vị hoặc sử dụng trà bạc hà, bôi tinh dầu bạc hà khi massage cũng gián tiếp ảnh hưởng đến số lượng sữa được sản xuất sau đó cho con. 

Nên tốt hơn hết, trong thời gian đang cho con bú bạn nên tránh sử dụng các loại thảo dược này để việc sản xuất sữa mẹ được diễn ra thuận lợi nhất. 

Rượu – bia

Cho con bú có được uống bia? Có không ít những mẹ sau sinh là những “dân nhậu” chính hiệu, bạn có thể uống được rượu – bia một cách bình thường và đôi khi có thể coi bia như một đồ uống giải khát.

Điều này là hết sức bình thường đối với một người bình thường, khỏe mạnh nhưng khi đang cho con bú thì mẹ nên hạn chế hoặc tránh nhé. Mẹ sau sinh vẫn có thể uống 1 cốc bia hoặc 1 ly rượu – điều này hoàn toàn ổn, nhưng hãy nhớ rằng rượu bia có thể đi qua sữa mẹ và vào hệ tiêu hóa của em bé. 

Rượu – bia có thể gây nên các tác dụng phụ cho con như khiến bé mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt, trẻ tăng cân một cách bất thường, giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.

Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng nhiều rượu – bia

Trong trường hợp, bạn đã quá chén nhiều nhiều thì hãy đợi cho đến khi rượu tan hết, nồng độ cồn trong máu về mức ổn định thì mới cho con bú nhé. Thời gian để hết chất nồng độ cồn trong người là khoảng 2 – 3 giờ sau đó. 

Cà phê

Cho con bú uống cafe sữa được không? Đây có thể là một thói quen mà bạn đã duy trì trong thời gian chưa mang bầu hay chưa sinh nở, lúc bạn còn là một cô nàng tươi trẻ. 

Tuy nhiên, khi đã bước sang một giai đoạn mới và trở thành một bà mẹ thứ thiệt thì nên biết cho con bú không nên ăn gì nhé. Bạn biết không, 1% lượng caffein mà mẹ tiêu thụ sẽ có thể tồn động lại trong sữa mẹ và truyền sang em bé của bạn. 

Trong cafe có caffein gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và bé

Với những trẻ sơ sinh thì việc bài tiết cafein ra khỏi cơ thể là điều chưa thể vào lúc này. Chất kích thích có thể khiến em bé bị ngứa ngáy, khó chịu hoặc thậm chí là mất ngủ do tác dụng phụ của cà phê mang lại. 

>>Xem thêm: Vitamin tổng hợp Elevit sau sinh bổ sung nguồn sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

Socola

Người ta nghiên cứu và tìm thấy trong socola có chất theobromine – chất này được xác định là có tác dụng tương tự như một chất caffeine có trong cafe. Do đó, cũng giống như cafe, mẹ nên hạn chế tiêu thụ socola trong thời kỳ cho con bú nhé. 

Cho con bú không nên ăn gì?. Mẹ không nên ăn nhiều Socola

Với những mẹ có sở thích ăn nhiều socola có thể khiến bé có hành vi bất thường, quấy khóc, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Do đó, câu trả lời cho con bú không nên ăn gì thì mẹ nên hạn chế socola nhé. 

Cá chứa nhiều thủy ngân

Mẹ biết đấy, cá là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có chứa hàm lượng DHA và EPA – hai loại axit béo omega 3 cần thiết, quan trọng đối với phát triển trí não ở trẻ sơ sinh mà khó có thể tìm thấy ở các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, không phải loại cá này cũng được các bác sĩ khuyên dùng. 

Trong môi trường ô nhiễm hiện nay, có một số loại cá hoặc hải sản có thể chứa hàm lượng thủy ngân hoặc nhiễm nhiều thủy ngân hơn mức cho phép. Chất kim loại này có thể gây độc hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thậm chí là những người nhạy cảm với thủy ngân. 

Việc ăn quá nhiều cá chứa nhiều thủy ngân có thể khiến ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh. Khiến trẻ chậm hoặc suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, giảm phát triển ngôn ngữ và lời nói, giảm nhận thức không gian – thị giác. 

Cá thu có chứa nhiều thủy ngân, mẹ đang cho con bú hạn chế tiêu thụ

Một trong những loại cá có chứa nhiều thủy ngân mà các mẹ nên tránh chính là:

  • Cá mập
  • Cá kình
  • Cá thu
  • Cá bơn
  • Cá chỉ vàng
  • Cá ngừ

Đồ ăn nhanh

Thực phẩm không được ăn khi cho con bú chính là đồ ăn nhanh. Phải công nhận rằng các món ăn nhanh thật thu hút và khiến cho mẹ bầu có thể yêu thích. Chúng xua tan đi những món ăn dinh dưỡng nhưng lại vô cùng ngán mà mẹ bầu đang phải ăn mỗi ngày.

Tuy nhiên, cho con bú không nên ăn gì?. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ đang trong thời kỳ cho con bú không nên tiêu thụ các sản phẩm đồ ăn nhanh, bởi chúng có thể làm ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa và chất lượng sữa của mẹ. 

Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ được khuyến cáo các mẹ đang cho con bú không nên ăn

Ngoài ra, với hàm lượng muối quá nhiều cũng như hàm lượng dầu để sử dụng chiên đồ ăn khiến chất lượng sữa của mẹ bị ảnh hưởng. Tạo nên mùi hôi và khó chịu, khiến bé không chịu bú mẹ. 

2.Thực phẩm có hương vị mạnh

Việc sử dụng các hương vị mạnh có thể phụ thuộc vào một phần nền văn hóa ẩm thực của bạn. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng việc bé tiếp xúc với nhiều mùi vị khác nhau có thể khiến bé quen hơn với các mùi vị của đồ ăn sau này. 

Tuy nhiên vẫn có một số thực phẩm có hương vị mạnh mà mẹ sau sinh phải tránh, bởi chúng ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ rất nhiều. Ít nhất là trong thời kỳ 6 tháng đầu. 

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng như ớt hay hạt tiêu có thể gây kích thích ở một số trẻ sơ sinh, chúng có thể vô tình làm tổn thương đến em bé đáng yêu của bạn. Thậm chí là ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đường ruột và táo bón. 

Chính vì thế mà mẹ sau sinh hãy giảm các gia vị đó trong thức ăn của mẹ để sữa mẹ có mùi thơm hơn, chất lượng và khiến bé cảm thấy thoải mái. 

Cho con bú không nên ăn gì? Đồ ăn cay nóng nên tránh để không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa cho con

Hành – Tỏi

Mẹ cho con bú không nên ăn gì? Hãy hạn chế hoặc ngừng ăn hành – tỏi trong 6 tháng đầu mẹ nhé. Bởi hành, tỏi có thể làm ảnh hưởng tới mùi của sữa mẹ và em bé đáng yêu của bạn thì không thích điều này chút nào. 

Em bé rất nhạy cảm, bé có thể cảm nhận được mùi sữa hăng hay mùi tỏi trong chất lượng sữa của mẹ. Từ đó khiến bé khó chịu, bỏ bú hoặc quấy khóc. 

Hành – tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi sữa mẹ khiến bé bỏ bú

Bông cải xanh

Dường như bông cải xanh là một loại rau được các mẹ sử dụng rất nhiều trong suốt quá trình mang thai của mình, bởi chúng chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng – vitamin và nhất là acid folic.

Tuy nhiên, khi bước sang quá trình cho con bú thì bông cải xanh hay súp lơ dường như trở thành một loại rau củ khiến mẹ hơi dè chừng. Bởi trong các nghiên cứu và chuyên gia khuyến cáo thì súp lơ có thể gây nên triệu chứng đầy hơi ở trẻ.

Bông cải xanh có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi, mẹ chỉ nên ăn số lượng ít

Do đó, khi cho bé sử dụng loại rau này bạn cần theo dõi bé có hiện tượng đầy hơi vào hôm sau không để có được liều lượng sử dụng phù hợp. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác cũng có thể khiến bé đầy hơi như củ hành, cải bắp, dưa chuột, .. các mẹ nhé. 

3. Đồ ăn dễ gây dị ứng

Một số sản phẩm từ bơ – sữa

Một số trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ không thể dung nạp được sữa bò hay các sản phẩm cùng loại từ bơ sữa ngay khi chúng ra đời. Khi tiêu thụ các sản phẩm này, có thể gây nên các tác nhân dị ứng kéo theo đó, khiến trẻ bị đau bụng, ói hoặc không ngủ được, chàm. 

Thậm chí việc mẹ tiêu thụ các sản phẩm từ sữa – bỡ có thể truyền qua sữa và gây dị ứng cho bé. Ngoài ra khiến bé nổi vết đỏ, khô ráp trên da, khiến da có xu hướng hở, lở loét và chảy máu. 

Cho con bú không nên ăn gì? Các sản phẩm từ bơ – sữa bởi có thể gây dị ứng cho trẻ

Để biết rõ hơn việc bé có dị ứng với sản phẩm bơ sữa không thì mẹ nên ngừng sử dụng từ 2 – 3 tuần để kiểm tra xem sao nhé. 

Lúa mì

Mẹ cho con bú không nên ăn gì?. Trong trường hợp bạn ăn một miếng sandwich hay một đĩa mì ống và sau đó cho con bú. Bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, đau đớn, đi cầu ra máu thì lúa mì chính thức trở thành món ăn mà bé bị dị ứng, bạn không nên sử dụng nhé. 

Để chắc chắn hơn, bạn thử bỏ thực phẩm lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn của mình khoảng 2 -3 tuần và thấy bé cải thiện hoặc các triệu chứng đó biến mất hoàn toàn. Thì hãy dừng sử dụng lúa mì trong thời kỳ cho con bú, mẹ nhé. 

Các sản phẩm được chế biến từ lúa mì có thể khiến bé dị ứng, mẹ cần theo dõi

Các loại hải sản có vỏ

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì nếu người trong gia đình bạn có tiền sử về dị ứng với một số loại thực phẩm này đó. Thì khả năng cao trẻ sơ sinh cũng có thể bị dị ứng với thực phẩm đó giống bạn. 

Mặt khác, nếu cha của bé dị ứng với hải sản có vỏ, cụ thể như tôm, cua thì mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh sử dụng để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa cho bé nhé. 

Mẹ nên hạn chế hoặc theo dõi bé sau khi ăn hải sản

Đậu phộng / lạc

Cũng giống như hải sản, nếu thành viên trong gia đình dị ứng với đậu/ lạc thì bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm từ đậu phộng/ lạc vào khẩu phần ăn tạo sữa của mình. 

Trường hợp, khi mẹ ăn đậu phộng/ lạc và thấy em bé xuất hiện các triệu chứng nhạy cảm như nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khò. Hãy dừng tiêu thụ sản phẩm có đậu phộng/ lạc sau đó nhé. 

Cho con bú không nên ăn gì? Hạn chế ăn đậu phộng/ lạc

Đậu nành

Đối với những em bé không dung nạp được các sản phẩm từ bơ sữa thì khả năng cao bé cũng có thể bị dị ứng với đậu nành. Do đó, mẹ cần xem xét sử dụng hoặc chế biến đậu nành thành các món ăn khác, sử dụng với lượng ít và theo dõi cơ thể bé sau đó nhé. 

Trứng

Dường như việc dị ứng với trứng, cụ thể là lòng trắng của trứng thường khá phổ biến với các em bé. Tuy nhiên trứng lại xuất hiện rất nhiều trong một số loại đồ ăn mà mẹ vẫn ăn hằng ngày.

Để biết được bé của bạn có dị ứng với trứng hay không, bạn có thể ăn một chút một và cách quãng 4 ngày/ lần, đồng thời theo dõi triệu chứng của trẻ nhé. 

Trứng có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh

Bắp / ngô

Cho con bú không nên ăn gì?. Một số nghiên cứu cho thấy bắp/ ngô có thể gây nên dị ứng ở trẻ. Trường hợp, mẹ phát hiện bé bị lên cơn đau bụng, khóc ngày càng nhiều sau khi mẹ ăn ngô/ bắp thì chứng tỏ bé có thể đang bị dị ứng với loại thực phẩm hoặc đồ ăn chế biến từ bắp. Mẹ nên ngừng sử dụng và theo dõi thêm nhé. 

Trái cây họ cam – quýt khi bé chưa được 3 tháng tuổi

Trái cây họ cam – quýt là một nguồn vitamin C dồi dào. Tuy nhiên chúng có tính axit cao, có thể gây nên tình trạng khó chịu ở bụng trẻ nhỏ, đặc biệt là hệ tiêu hóa khi trẻ chưa hoàn thiện. 

Cho con bú không nên ăn gì? Khi trẻ dưới 3 tháng tuổi mẹ nên hạn chế ăn cam – quýt

Do đó, đối với những bé chưa được 3 tháng tuổi thì mẹ nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại trái cây cam – quýt trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhé. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin C cho con bằng các dòng trái cây khác như đu đủ, dứa, dâu tây hoặc xoài nha. 

>>Xem thêm: Thuốc Pregnacare sau sinh giúp bổ sung vitamin tổng hợp tốt nhất được nhiều mẹ tin dùng

3 Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì?

Bên cạnh 17 thực phẩm và đồ ăn mà mẹ nên tránh trong quá trình sản xuất sữa cho bé, thì vấn đề mẹ sau sinh nên ăn gì cũng là đề tài được nhiều mẹ quan tâm. Việc bổ sung thêm các loại trái cây tươi trong khẩu phần ăn của mình mỗi ngày mang tới nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các loại trái cây này hầu hết sữa các thành phần dinh dưỡng, vitamin và hỗ trợ lợi sữa cho mẹ và bé. Ngoài ra, chúng dễ kiếm, giá thành rẻ và mẹ có thể thưởng thức theo mùa rất tốt. 

Để hiểu chi tiết, mẹ có thể tham khảo nhanh qua bài viết dưới đây, mẹ nhé:

4 Mẹ ăn gì để nhiều sữa? 

Ngoài những đồ ăn mà mẹ cần hạn chế hoặc không ăn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé, thì các mẹ cũng nên bỏ túi thêm cho mình những thực đơn cho mẹ sau sinh tiêu biểu dưới đây. Hầu hết các món ăn này thường rất dễ làm, dễ kiếm và dễ ăn, các mẹ sau sinh có thể thực hiện trong thời gian ở cữ giúp sữa mẹ mát và về nhiều hơn. 

Để hiểu chi tiết, mẹ có thể tham khảo nhanh qua bài viết dưới đây, mẹ nhé:

5 Những điều kiêng kỵ khi cho con bú mà mẹ nên ghi nhớ

Bên cạnh thắc mắc mẹ cho con bú không nên ăn gì thì từ xa xưa ông cha cũng đã để lại một số điều kiêng kỵ có cơ sở mà mẹ sau sinh nên ghi nhớ. Những điều này không chỉ giúp mẹ ở cữ an toàn, nhanh phục hồi mà còn khiến bé khỏe mạnh và lớn nhanh. 

Cụ thể mẹ đang cho con bú nên kiêng những điều sau đây:

Một số điều kiêng kỵ mẹ nên nhớ trong thời kỳ cho con bú

  • Mẹ không nên lao động quá sữa và quá nhiều sau sinh, đặc biệt là 1 tháng đầu sau sinh nhé
  • Không nên ăn uống quá kiêng khem, nghe theo nhiều lời khuyên mà bỏ qua các sản phẩm có lợi cho con
  • Tuyệt đối không để tâm trạng bị stress, lo âu, giận giữ quá mức làm ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa cho con
  • Không bỏ đi hoặc bỏ qua phần sữa non quý giá, sữa đầu tiên của mẹ chứa nhiều dinh dưỡng và kháng thể tăng sức đề kháng cho con
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Không cho bé bú quá lâu bởi điều này khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ,…
  • Không cho bé bú khi mẹ tức giận, bởi lúc này cơ thể mẹ tiết ra lượng lớn chất noradrenalin và adrenaline – 2 loại hormone tiêu cực, ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ dành cho con
  • Không nên chỉ cho bé bú 1 bên ngực
  • Không cho bé bú ngay sau khi mẹ vừa tập thể dục bởi lúc này sữa thường có vị chua, ảnh hưởng khẩu vị của bé. 

Bên cạnh câu hỏi cho con bú không nên ăn gì thì các mẹ cũng nên ghi nhớ những điều kiêng kỵ có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ dành cho bé. Ngoài ra, trong thời kỳ này, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo các mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dạng vitamin tổng hợp sau sinh. 

Các sản phẩm này sẽ giúp mẹ sau sinh có thể nạp những vitamin và khoáng chất thiết yếu nhất, giúp cơ thể mẹ nhanh phục hồi cũng như truyền vitamin qua đường sữa cho bé bú và phát triển khỏe mạnh hơn. 

Một trong nhiều các sản phẩm bổ sung sau sinh được các mẹ trong nước và toàn thế giới ưa chuộng chính là: vitamin tổng hợp Pregnacare, Elevit sau sinh, viên uống lợi sữa, cốm lợi sữa, trà lợi sữa ,… 

Có một số thương hiệu sản phẩm, các mẹ đã quá quen thuộc và có sử dụng trong quá trình mang thai. Trong quá trình sau sinh, các thương hiệu này tiếp tục cho ra các sản phẩm chăm sóc cả mẹ và bé. 

Mẹ sau sinh có thể tham khảo thêm chi tiết sản phẩm dưới đây nhé: 

6 Dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn của mẹ đang ảnh hưởng đến bé

Mỗi em bé đều có cơ địa khác nhau và tiếp nhận sữa mẹ khác nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn có được kết quả liên quan tới các dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất cho thấy chế độ ăn của mẹ đang ảnh hưởng tới em bé.

Hãy tham khảo và theo dõi em bé của bạn có đang xuất hiện những dấu hiệu dưới đây không nhé:

Một số dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn của mẹ đang ảnh hưởng tới bé

  • Bé mắc bệnh chàm
  • Bé đang đi ngoài ra máu
  • Hay nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Bé thở khò khè
  • Bé quấy khóc một cách bất thường
  • Bé hay bị đầy bụng, chướng bụng và hay xì hơi
  • Sốc phản vệ

Nếu em bé của bạn gặp phải một trong các triệu chứng này thì có thể bé đang bị dị ứng hoặc không dung nạp/ không thích các thực phẩm mà bạn đang ăn mỗi ngày. Điều quan trọng lúc này là hãy đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa nhi và thăm khám, tư vấn kịp thời nhé. 

Đồng thời, cho con bú không nên ăn gì trong thời kỳ này? hãy ghi nhớ các sản phẩm có thể gây dị ứng cho bé qua đường sữa mẹ, dừng sử dụng trong vòng 2 – 4 tuần để xem triệu chứng có giảm bớt hay không. 

Nguồn tham khảo: 

https://www.thebump.com/

7 Một số câu hỏi khác liên quan

1. Cho con bú có uống được vitamin E không?

Các chuyên gia khuyến cáo, vitamin E là chất không thể thiếu cho các mẹ sau sinh và đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, mẹ hãy bổ sung đầy đủ vitamin E với hàm lượng được khuyến nghị là 19mg/ ngày để đảm bảo cho con được phát triển toàn diện nhất nhé. 

2. Cho con bú uống trà sữa được không?

Bên cạnh việc cho con bú không nên ăn gì thì trong quá trình này, các mẹ cũng nên hết sức thận trọng sử dụng trà sữa nhé. Bởi thành phần axit amin có trong trà kết hợp với một số hóa chất độc hại khác có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa, thiếu sắt sau sinh ở mẹ. 

Mẹ đang cho con bú không nên uống trà sữa

3. Cho con bú uống collagen được không?

Biết rằng collagen mang tới nhiều lợi ích cho làn da và sắc đẹp của phụ nữ, nhất là sau thời kỳ sinh thì rất nhiều bà mẹ muốn nhanh chóng “tút tát” lại nhan sắc của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ cho con bú thì các mẹ không nên sử dụng collagen để tránh gây hại cho bé. 

Nếu bạn muốn sử dụng thì nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về tác dụng của sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé hay không nhé. Thời điểm tốt nhất để dùng collagen chính là khi bé được hoặc sau 6 tháng tuổi. 

4. Cho con bú uống hoa đậu biếc được không

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về khả năng gây hại của hoa đậu biếc đối với phụ nữ cho con bú, Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi qua bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. 

Cho con bú không nên ăn gì? Các đồ uống từ hoa đậu biếc cần hỏi tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng

Thời điểm sử dụng tốt hơn nên là sau khi cai sữa cho con, để mẹ nhận đủ những lợi ích mà hoa đậu biếc mang lại.Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của hoa đậu biếc tại bài viết bên dưới: 

>>Xem thêm: Cách Uống Hoa Đậu Biếc?

Bài viết quả thực hơi dài phải không các mẹ, trên đây là toàn bộ những thông tin và câu trả lời cho câu hỏi mà các mẹ đang thắc mắc “ mẹ cho con bú không nên ăn gì?”. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sau sinh đã có câu trả lời chính xác và biết được việc bổ sung thực phẩm và cho con bú đúng cách, mang lại hiệu quả. 

Cuối cùng, Chiaki.vn vẫn luôn là địa chỉ tin cậy mua sắm các sản phẩm sức khỏe, sản phẩm mẹ và bé được nhiều mẹ trên toàn quốc tin dùng. 

Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm nào đó, đừng ngại liên hệ : 

  • Hotline: 0932.888.300
  • Email: [email protected]
  • Website: https://chiaki.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/chiaki.vietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *