9 cách bảo vệ trẻ em an toàn khi ở nhà là mở rộng khu vực vui chơi, sử dụng nắp bảo vệ ổ điện, lắp lưới an toàn cho ban công và cầu thang,…độ tuổi từ 1 – 4 là thời điểm trẻ dễ bị tử vong do lửa, bỏng, đuối nước, ngộ độc, ngạt thở.
Mới đây sự việc một cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư tại Hà Nội, rất may mắn đã được nam tài xế bên dưới hứng đỡ kịp thời. Sự việc xảy ra trước sự bàng hoàng của tất cả người chứng kiến tại hiện trường, cũng như gia đình cháu bé, réo lên lời cảnh tỉnh về vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại mỗi gia đình.
Dưới đây là 9 giải pháp an toàn mà mọi gia đình có trẻ nhỏ cần phải biết, các bố mẹ cùng tham khảo với Chiaki nhé !
9 Biện pháp bảo vệ trẻ em an toàn khi ở nhà
1 9 Cách bảo vệ trẻ em an toàn khi ở nhà
Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về trẻ nhỏ khẳng định, độ tuổi từ 1 – 4 là thời điểm trẻ dễ bị tử vong do lửa, bỏng, đuối nước, ngộ độc, ngạt thở hoặc do các vấn đề từ môi trường bên ngoài tác động như ngã hay bạo hành. Do đó, bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là sớm, hãy áp dụng ngay 9 cách bảo vệ trẻ dưới đây:
Mở rộng khu vực vui chơi của trẻ em
Khi gia đình có trẻ nhỏ, bạn sẽ cần phải suy nghĩ về việc: Có gì trong tầm với của trẻ? Trẻ sẽ đi đến đâu nếu biết bò, chập chững biết đi hoặc biết chạy thành thạo ?. Lúc này hãy bảo vệ trẻ em của bạn bằng việc mở rộng khu vực vui chơi an toàn cho trẻ khi ở nhà trong gia đình. Chiaki hiểu rằng, trẻ em sẽ không chịu ngồi yên một chỗ, chúng thực sự cần không gian thoải mái để có thể chơi mọi thứ chúng thích.
Bảo vệ trẻ em bằng cách tạo nên một không gian vui chơi riêng biệt, an toàn
Do đó, bạn có thể sắm một khung quây, tạo ra không gian vui chơi không có các vật dụng nguy hiểm, trẻ không trèo được ra ngoài. Đặc biệt là khi bạn có khách hoặc bất đắc dĩ trẻ phải ở nhà một mình.
Các ổ cắm điện cần có nắp bảo vệ
Mọi thiết bị điện dù vẫn còn sử dụng hay đã bỏ đều gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Do đó, chúng tôi khuyến cáo mọi gia đình có con nhỏ cần luôn phải có nắp bảo vệ mọi ổ điện trong nhà.
Trong độ tuổi từ 1 – 4, trẻ thường rất thích khám phá, đặc biệt là những chiếc lỗ hay góc cạnh. Đó đều là những điều bí ẩn mà bé muốn khám phá, chính vì vậy để bé không thò tay vào ổ điện hãy sử dụng băng keo cách điện để an toàn điện cho trẻ em, để ổ cắm lên cao so với tầm với hoặc sử dụng nắp bảo vệ chuyên dụng.
Sử dụng nắp bảo vệ ổ điện để bảo vệ trẻ em được tốt nhất
Chỗ ngủ của trẻ phải thông thoáng
Có rất nhiều trường hợp tử vong do ngạt thở trong quá trình bé ngủ, nguyên nhân là bởi chăn, gấu bông, gối ôm để nhiều quanh chỗ bé ngủ vô tình cản trở quá trình hô hấp của bé. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các gia đình cần có một chỗ ngủ cho trẻ thông thoáng, thay vì cho trẻ đắp nhiều chăn thì hãy cho trẻ mặc ấm khi ngủ.
Ngoài ra, đối với những bé lớn tuổi hơn đã biết xoay mình khi ngủ. Để tránh việc bé có thể bị ngã xuống đất, ba mẹ có thể sắm thêm thanh chắn giường an toàn. Đảm bảo an toàn cho giấc ngủ của bé.
Luôn tạo không gian thoáng khi bé ngủ, hạn chế tối đa các vật dụng xung quanh bé
Sử dụng thảm chống trượt ở những vị trí ẩm ướt
Tại những vị trí ẩm ướt trong nhà như phòng tắm, sân vườn là những nơi khiến trẻ dễ bị trượt ngã nhiều nhất. Do đó, để bảo vệ trẻ em an toàn khỏi những nguy hại này, gia đình cần sử dụng các dòng thảm chống trượt an toàn cho trẻ khi ở nhà được bán khá nhiều trên thị trường. Chúng có thể bằng chất liệu tre, cói, nhựa, cao su, …Đặc biệt nên lựa chọn sản phẩm có lỗ thoát nước để không hạn chế tối đa vi khuẩn đọng lại.
Sử dụng thảm chống trượt ở khu vực nhà tắm và sân vườn để bảo vệ bé
Không cho trẻ nhỏ chơi với vật nuôi
Đã có khá nhiều phi vụ thương tích xảy ra giữa vật nuôi trong nhà và trẻ nhỏ, Pets của bạn có thể trở nên hung dữ, sợ hãi hay phấn khích bất cứ lúc nào với đứa trẻ mà bạn không biết.
Do đó, đừng để trẻ một mình với vật nuôi trong nhà, hãy để trẻ tiếp xúc ở một vị trí nhất định có sự kiểm soát của người lớn. Ngoài ra, đối với vật nuôi trong gia đình cần được tiêm phòng cần thận và đầy đủ, điều này giúp bảo vệ trẻ em và người thân trong gia đình bạn ở mọi tình huống rủi ro.
Hạn chế hoặc giám sát trẻ em khi chơi với vật nuôi
Sử dụng lưới an toàn tại ban công, cầu thang
Ban công, cửa sổ hay cầu thang là những khu vực có khả năng gây ra hiểm họa nhất cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Để bảo vệ trẻ em trong gia đình, bạn cần luôn đảm bảo cửa sổ phải được đóng chặt hoặc khóa, ban công và cầu thang phải có lưới bảo vệ.
Hiện nay trên thị trường không khó để mua và lắp đặt lưới an toàn cho trẻ khi ở nhà , bạn có thể gọi các đơn vị chuyên về lưới ban công hoặc lưới cầu thang với mức giá hiện nay cũng khá phải chăng.
Lưới an toàn được sử dụng nhiều cho khu vực ban công, cầu thang giúp bảo vệ trẻ em
Sử dụng miếng dán cạnh bàn
Bàn, ghế, hay tủ đều là những vận dụng có nhiều cạnh sắc nhọn. Tuy nhiên, chính những góc nhọn này lại thường gây nên những thương tích cho trẻ do hiếu động hoặc thích khám phá, tò mò trong lúc chơi đùa.
Để giảm thiểu tối đa mối nguy hiểm khi trẻ ở nhà , gia đình có thể sắm ngay những miếng dán cạnh bàn được sử dụng chất liệu silicon hoặc nhựa dẻo trong suốt. Sản phẩm đang được bán khá nhiều trên các trang thương mại điện tử với mức giá rất rẻ.
Sử dụng miếng dán cạnh bàn giúp bảo vệ trẻ em khi nô đùa
Để xa dụng cụ đựng nước nóng
Đùa nghịch với bạn bè hoặc thú cưng có thể khiến bé va chạm vào đồ đạc hoặc các dụng cụ đựng nước nóng, gây bỏng hoặc vết thương hở cho trẻ.
Đối với các gia đình có khu vực nhà bếp thấp, bé dễ với thì ba mẹ nên để riêng nước nóng vào một khu và bé không thể tiếp cận tới được. Trong nhà, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn tủ thuốc nhỏ có thuốc làm mát, xoa dịu phần bỏng ngay lập tức và hướng dẫn trẻ xử lý vết bỏng tạm thời đúng cách.
Ngoài ra, khi tay chân bận, ba mẹ nên hạn chế để trẻ tự lấy nước nóng khi không có sự giám sát.
Trang bị bình cứu hỏa trong gia đình – ngăn chặn hỏa hoạn
Cháy nổ, hoả hoạn tại chung cư, toà nhà cao tầng là thực trạng khá thương tâm xảy ra liên tục trong thời gian gần đây. Do đó, việc trang bị bình cứu hoả và dạy trẻ những kỹ năng xử lý cơ bản khi cháy nổ là việc làm vô cùng quan trọng.
Ba mẹ có thể lắp các thiết bị báo động khói trong nhà để bé kịp thời nhận ra và thoát khỏi khu vực nguy hiểm kịp thời trước khi khói bao trùm và khiến trẻ bất tỉnh.
2 Những kỹ năng sống an toàn cho trẻ khi ở nhà một mình
Bảo vệ trẻ em không đơn thuần là việc giám sát, quan tâm mà còn là dạy cho con những kỹ năng cơ bản, giúp con phòng tránh nguy hiểm khi ở nhà một mình. Trong đó bạn cần dạy bé những điều cần thiết dưới đây:
Biết nhận biết người lạ
Khi trẻ ở nhà một mình, đây là thời điểm mà người lạ có thể dễ dàng tiếp cận với trẻ và thực hiện những mục đích xấu. Do đó, kỹ năng nhận biết người lạ là vô cùng cần thiết. Bạn hãy dạy kỹ năng sống an toàn cho trẻ, luôn dặn dò bé về việc không mở cửa cho bất cứ người lạ nào mà con không biết. Hãy dạy bé cách nhận diện và ghi nhớ giọng của bố mẹ, người thân, mở cửa khi thực sự đó là người nhà.
Dạy bé kỹ năng an toàn khi trẻ ở nhà một mình
Biết tránh xa các thiết bị điện
Đối với những bé lớn hơn khi đã biết sử dụng đồ điện, ba mẹ cần dạy cho con về cách sử dụng các thiết bị điện và cần tránh xa khi thấy nguy hiểm. Ngược lại đối với những bé còn nhỏ tuổi, bạn cần tập cho bé nhận dạng những thiết bị điện nguy hiểm, dặn bé không được lại gần.
Biết sử dụng điện thoại để gọi điện
Công nghệ đang ngày càng phát triển và việc trẻ em sử dụng điện thoại đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên khi trẻ sử dụng điện thoại, hầu hết chỉ chơi game, nghe nhạc hoặc lướt youtube/ Tik Tok. Do đó, để bảo vệ trẻ em khi ở nhà một mình, bạn cần dạy cho bạn ấy những cách gọi điện cơ bản, dạy cho con nhớ số người thân trong gia đình. Đây là điều cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ mình và nhờ tới sự giúp đỡ từ bên ngoài
Biết thoát ra ngoài khi khẩn cấp
Khi trẻ ở nhà một mình, bạn hãy trang bị cho bé những kiến thức về sự khẩn cấp. Đó là khi ngửi thấy khí gas, khi thấy cháy, … Thì hãy lập tức mở cửa và chạy ra ngoài, kèm theo đó là sự la lớn nhờ tới giúp đỡ của người lớn, bảo vệ hay hàng xóm.
Dạy bé kỹ năng an toàn khi có hỏa hoạn
3 Độ tuổi trẻ có thể ở nhà một mình
Theo nhiều nghiên cứu thì độ tuổi trẻ có thể ở nhà một mình được khuyến cáo áp dụng khi trẻ đạt độ tuổi sau:
- Từ 8 – 10 tuổi: Không nên để trẻ ở nhà một mình quá 1.5 tiếng/ ngày
- Từ 11 – dưới 13 tuổi : Trẻ có thể ở nhà trong khoảng 3 -4 tiếng ban ngày.
- Từ 13 – dưới 16 tuổi: Ba mẹ có thể yên tâm cho trẻ ở nhà, tuy nhiên không nên đi vắng qua đêm.
Bên cạnh những dụng cụ an toàn cho bé, ba mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm đồ dùng cho bé sử dụng hằng ngày như:
Trên đây là toàn bộ những vật dụng và giải pháp giúp bảo vệ trẻ em an toàn khi ở nhà. Tuy nhiên dù là giải pháp hay dụng cụ thì vẫn chỉ là biện pháp phòng tránh, Chiaki vẫn khuyến khích các bậc phụ huynh không nên cho trẻ em ở nhà một mình, tốt hơn hết hãy có người lớn quản lý để hạn chế tối đa rủi ro. Cuối cùng hãy áp dụng và trang bị kiến thức cho trẻ khi cần thiết nhất nhé !