Để ăn dặm không bao giờ là cuộc chiến thì ba mẹ cần có phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách. Vậy cho bé ăn dặm từ khi nào, ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ? Những vấn đề xoay quanh giai đoạn ăn dặm của trẻ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Dinh dưỡng cho bé luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu được các bậc phụ huynh quan tâm mỗi ngày. Cho bé ăn dặm tại thời điểm phù hợp, không quá sớm cũng không quá muộn là cách bổ sung năng lượng tốt nhất để trẻ phát triển cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Vậy phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách như thế nào mới đạt hiệu quả?
Cho bé ăn dặm đúng cách được coi là một sự khởi đầu tốt đẹp cho việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Với mỗi giai đoạn phát triển, bé yêu cần được cung cấp lượng dinh dưỡng và năng lượng khác nhau để luôn khỏe mạnh và phát triển ổn định về mọi mặt.
1 Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là cho trẻ ăn bổ sung các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, bao gồm các nhóm dưỡng chất như tinh bột, protein, vitamin có trong rau củ, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả,…Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chỉ có vai trò bổ sung dinh dưỡng chứ không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa kháng thể tự nhiên giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ốm bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn ăn dặm mẹ vẫn cần cho trẻ bú đủ, chỉ nên giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi và sự phát triển của trẻ.
2 Ăn dặm đúng cách tốt cho trẻ như thế nào?
Mỗi ngày, lượng sữa mà mẹ cung cấp cho bé không còn đủ và ở một cữ nhất định nào đó. Cho nên, các mẹ cần cung cấp cho trẻ nguồn thức ăn mới để đảm bảo dưỡng chất nuôi lớn cơ thể trẻ. Ăn dặm có vai trò quan trọng trong sự phát triển đầu đời của trẻ, định hướng sự phát triển, thói quen ăn uống cũng như cảm nhận ẩm thực của bé sau này. Bởi vậy, các mẹ cần đảm bảo phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách, chế độ ăn dặm khoa học.
Cho bé ăn dặm đúng cách giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé an toàn, hiệu quả
3 Lựa chọn thời điểm cho bé ăn dặm đúng cách
Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm được từ 4 tháng tuổi. Mặc dù vậy, các mẹ nên chọn thời điểm ăn dặm phụ thuộc vào thể trạng của bé, không nên cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn.
Trước 4 tháng, cơ thể trẻ còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Vì thế, nếu các mẹ cho trẻ ăn dặm sớm sẽ có nguy cơ gây tình trạng suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn dặm không đúng cách và quá trễ cũng gây thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé.
Thời gian trẻ ăn dặm hợp lý nhất là khi trẻ đạt 6 tháng tuổi. Vì đây là thời gian cơ thể trẻ hấp thụ nhanh, như cầu năng lượng cao. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, cho nên, thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Tuy nhiên, 6 tháng tuổi không phải là tiêu chuẩn duy nhất bởi mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Ngoài căn cứ vào độ tuổi thì để trả lời câu hỏi “bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi nào” cần dựa vào một số dấu hiệu “sẵn sàng” ăn dặm ở trẻ:
- Trẻ ngồi được và tự chuyển sang tư thế ngồi, ngẩng cao đầu mà không cần ai trợ giúp
- Trẻ có thể mở miệng để nhận và nuốt thức ăn thay vì đẩy thức ăn ra ngoài
- Trẻ có khả năng cầm, nắm đồ vật xung quanh và đưa tay về phía miệng
- Trẻ thể hiện sự tò mò, thích thú với đồ ăn của bố mẹ
- Trẻ vẫn đói dù đã bú đủ 8 – 10 cữ sữa mỗi ngày
Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn:
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, từ khi bé mới chỉ được 3 – 4 tháng tuổi. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé:
- Nguy cơ rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa thích nghi với một số loại thức ăn.
- Bé bị tiêu chảy, táo bón, nếu thức ăn không đảm bảo còn có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột
- Bé ăn dặm sớm dẫn đến giảm bú mẹ, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, đặc biệt là các yếu tố kháng thể.
Mặt khác, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng tuổi) sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng, dẫn đến nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu,..
4 Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ cần để bé có thời gian làm quen và thích nghi bằng cách chỉ cho bé ăn từng chút một. Trong 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn 5 – 10ml thức ăn dạng lỏng. Sau đó bắt đầu tăng dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi với một số loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách là cho bé ăn bột loãng trong 2 – 3 ngày đầu sau đó tăng dần độ đặc, độ thô lên. Từ bột mịn đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,…sẽ giúp bé từ từ hình thành thói quen ăn uống như người lớn.
Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này bé chưa mọc răng hoặc rất ít răng.
Cho bé ăn dặm từ nhạt đến mặn
Khi mới tập cho trẻ ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với các thực phẩm nhạt như các loại rau củ thái thật mỏng hoặc các thực phẩm ngọt như táo, chuối, khoai lang để trẻ không bị thay đổi vị giác đột ngột. Sau đó mới cho bé thử đến các loại thịt, cá. Mẹ không nên nêm muối, bột nêm hay bột ngọt vào thức ăn của con.
Cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh
Điều tối quan trọng trong nguyên tắc cho bé ăn dặm đó là cần đảm bảo đồ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng và được chế biến hợp vệ sinh. Dù thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như bột, cháo, các loại rau củ quả,…Nhưng từ giai đoạn bé 9 – 11 tháng tuổi cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột đường: gạo, khoai,…Với trẻ mới tập ăn dặm không nên trộn thêm gạo nếp hay hạt sen, đậu xanh vì sẽ gây chậm tiêu và cũng khiến trẻ có cảm giác chán, khó ăn. Còn với trẻ trên 1 tuổi mẹ nên đa dạng thực đơn như bún, phở, bánh đa, súp khoai tây và thịt bò,…vừa đa dạng dinh dưỡng, vừa khiến trẻ hào hứng với bữa ăn.
- Nhóm chất đạm: thịt nạc (thịt heo, thịt gà), lòng đỏ trứng gà,…là những thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa được khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới ăn dặm. Sau đó từ tháng thứ 7 nên cho trẻ ăn đa dạng cá, tôm, cua, thịt bò,…
- Nhóm chất béo: trong giai đoạn ăn dặm cần bổ sung cho bé cả dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu, dầu cá hồi,…) và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ heo) với tỷ lệ 6:4 là tốt nhất. Vì vậy nên xen kẽ các bữa ăn với dầu và mỡ. Riêng đối với dầu gấc có thể sử dụng cho bé nhưng chỉ 1 – 2 lần/tuần, không nên ăn hàng ngày để tránh vàng da do thừa vitamin A.
- Nhóm chất xơ và vitamin: gồm rau xanh, rau củ quả, trái cây,…Lưu ý nhóm thực phẩm này hầu như không cung cấp năng lượng nên cần hạn chế không cho quá nhiều vào bữa ăn dặm của trẻ gây thiếu dưỡng chất, trẻ chậm lên cân. Thay vào đó mẹ có thể bổ sung cho bé vào bữa phụ. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm chỉ nên chọn phần rau có lá xanh mềm, bỏ phần cuống rau để tránh lợn cợn. Nếu trẻ bị táo bón mẹ có thể tăng cường thêm nhưng lưu ý không quá nhiều.
5 Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách theo từng độ tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 8 tháng
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn uống nên ba mẹ hãy cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như rau củ quả được chế biến kỹ. Cho trẻ ăn từng chút một, ban đầu ăn 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày, mỗi tuần tăng lượng ăn lên một chút đồng thời tăng độ đặc của cháo. Ba mẹ không nên vội vàng cho trẻ ăn những món ăn quá nhiều đạm.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng
Giai đoạn này mẹ có thể cho trẻ ăn 3 – 4 cữ một ngày. Ngoài rau củ quả thì nên bổ sung thêm trứng, cá, thịt, hải sản, đặc biệt là các chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật) vào bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên vẫn cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đầy đủ.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 – 23 tháng
Khi trẻ đủ 1 tuổi thì phương pháp cho trẻ ăn dặm đúng cách là cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu (chất bột đường – chất đạm – chất béo – chất xơ và vitamin) để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Giai đoạn này trẻ có thể ăn đa dạng thức ăn và ăn 4 bữa/ngày.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 24 – 36 tháng
Mặc dù lúc này trẻ đã hình thành kỹ năng ăn uống, có thể ăn cơm và các loại thức ăn như người lớn nhưng vẫn cần tránh những thức ăn quá dai, quá cứng hoặc thức ăn có khả năng gây nghẹn, hóc.
Từ 2 tuổi trở đi, nhiều trẻ không còn bú mẹ nên càng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn chính và bữa ăn dặm để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của con. Ngoài 3 – 4 bữa ăn chính thì mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 – 2 bữa phụ.
6 Hướng dẫn lựa chọn phương pháp cho bé ăn dặm phù hợp
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu truyền thống được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Hầu hết các bé ăn dặm truyền thống thường tăng cân khá tốt trong giai đoạn đầu. Mặc dù hiện nay nhiều mẹ cho rằng phương pháp này đã lạc hậu và không khoa học, song không thể phủ nhận sự tiện lợi và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Thực đơn ăn dặm truyền thống chia thành hai loại là bột nấu ngọt và bột nấu mặn. Bột được xay từ gạo, đỗ xanh và một số loại hạt khác, sau đó được chế biến như sau:
- Bột ngọt: thường áp dụng trong 30 ngày đầu bé tập ăn dặm. Bột được nấu với nước hầm của rau củ quả, có độ loãng phù hợp với trẻ.
- Bột mặn: sau 1 tháng bé sẽ làm quen với bột mặn. Bột mặn được chế biến đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này khá cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhưng kết quả hoàn toàn “xứng đáng”, trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển thể chất và trí não.
Mẹ sẽ nấu thức ăn đủ 4 nhóm chất nhưng không nấu chung mà chia ra thành 4 chén nhỏ riêng. Trẻ sẽ tự ăn và cảm nhận sự khác biệt về hương vị của các loại thực phẩm. Từ đó kích thích vị giác và tạo cảm giác hào hứng trong ăn uống cho bé.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (ăn dặm kiểu Mỹ)
Ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning) còn gọi là phương pháp ăn dặm BLW. Ở phương pháp này, bé được tự quyết định món ăn và cách ăn. Việc của mẹ là thái thức ăn thành lát mỏng r đặt lên khay, bé sẽ tự lựa chọn món ăn, bốc hoặc cầm thức ăn đưa lên miệng.
Phương pháp này tạo cho trẻ sự thích thú và không có tâm lý sợ ăn. Tuy nhiên không tránh khỏi vung vãi và ăn lượng thức ăn không đủ như mong muốn. Mặc dù vậy, nếu đã lựa chọn cho con ăn dặm tự chỉ huy thì mẹ cần hết sức tôn trọng trẻ, không la rầy, lớn tiếng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con.
Mỗi phương pháp cho bé ăn dặm có ưu điểm, khuyết điểm riêng. Các mẹ sẽ lựa chọn kiểu ăn dặm phù hợp cho từng bé, tùy vào khẩu vị, tâm lý, môi trường sống hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia. Ngoài ra mẹ cũng có thể phối hợp giữa các kiểu ăn dặm truyền thống và hiện đại để tạo tâm lý hứng thú cho trẻ trong bữa ăn mà vẫn đảm bảo lượng thức ăn theo nhu cầu.
7 Lưu ý khi cho bé ăn dặm đúng cách
- Cho bé ăn theo nhu cầu, không ép buộc sẽ hình thành tâm lý chán ăn
- Chỉ cho bé thử thức ăn mới khi con khỏe mạnh, tránh những con ốm, mệt, mọc răng
- Tránh cho bé ăn dặm vào buổi tối sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và mệt mỏi, sau một ngày dài sẽ khó tiếp nhận đồ ăn
- Giai đoạn trẻ ăn được đồ ăn có gia vị cũng chỉ nêm nếm rất nhạt, tập cho trẻ thói quen ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe sau này
- Với các món cháo ngọt không nên sử dụng quá nhiều đường
- Đa dạng các thực phẩm hàng ngày, thay đổi thường xuyên nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất
- Trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu thực vật và mỡ động vật với một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thụ tốt đa chất dinh dưỡng. Vì vậy việc không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho bé là phản khoa học.
- Không cho trẻ ăn cơm quá sớm sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
8 Một số câu hỏi về phương pháp cho bé ăn dặm đúng cách
Không nên cho bé ăn những thực phẩm nào?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời còn rất non nớt nên nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cũng tăng cao. Do đó, cha mẹ cần hạn chế một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng như:
- Mật ong: cho bé ăn mật ong quá sớm tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc
- Sữa bò: nhiều trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa bò, vì vậy hãy cẩn thận khi cho bé uống loại sữa này.
- Các thực phẩm cứng và khó tiêu hóa như kẹo, quả hạch, nho khô, bắp rang, xúc xích,…
- Ngoài ra cũng không nên cho trẻ ăn nhiều các loại đồ ăn vặt như bánh, kẹo, bim bim, khoai tây chiên,…vì đây đều là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa khi trẻ ăn nhiều sẽ đầy bụng và bỏ bữa.
Cho bé ăn dặm trái cây từ thời điểm nào?
Trẻ từ 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm thì có thể ăn dặm những trái cây mềm như cam, dâu tây, kiwi, dưa hấu,…Mẹ có thể cho bé ăn dặm trái từ 1 – 2 lần/ngày, sau bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng.
Nên cho bé ăn dặm những gì?
Các mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng 1 vài muỗng bột, sau đó tăng dần đều và kết hợp với việc cho bé bú bằng sữa mẹ. Sau 9 tháng, các mẹ có thể bắt đầu ăn cháo với các loại thực phẩm thịt, trứng, rau, tôm, cua…để đảm bảo dưỡng chất và kích thích sự hứng thú cho bữa ăn của trẻ.
Các mẹ có thể cho bé ăn dặm từ bột đến các loại thực phẩm khác
Ngoài ra, bánh ăn dặm chính là bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách mang lại hiệu quả cao được nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt.
Chị Dung (34 tuổi, Cầu Giấy – HN) chia sẻ: “Bé Bon được hơn 6 tháng thì mình bắt đầu cho bé ăn dặm, nhưng bé không quen và khó thích nghi với bột hay thực phẩm xay nhuyễn nên mình lo lắm. Chị hàng xóm mách cho món bánh ăn dặm thấy hay nên mua về cho Bon ăn thử. Ai dè cậu ta chén tì tì.”
Còn theo Cô Thoan (63 tuổi, Nguyễn Khang – HN) thì: “Một tay cô chăm 4-5 đứa cháu nội, ngoại rồi, từ con nhà thằng lớn đến con cái Út, ngoài bột rồi rau củ quả thì đứa nào cũng ăn bánh ăn dặm từ khi 6-7 tháng tuổi tới tận hơn 1 tuổi ấy, trộm vía, cứ thế phát triển vù vù mà bà với bố mẹ không vất vả xay xay, nấu nấu suốt ngày.”
Bánh ăn dặm cho bé là gì?
Bánh ăn dặm cho bé chính là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bổ sung, cung cấp các dưỡng chất cho bé, hỗ trợ cho thời kỳ hình thành phản xạ nhai cho bé, bánh ăn dặm còn là món ăn tiện dụng giúp tiết kiệm thời gian của mẹ và được các bé cực yêu thích.
Bánh ăn dặm chính là sản phẩm hỗ trợ hình thành phản xạ nhai của bé
Bánh ăn dặm cho bé loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại bánh ăn dặm với những lượng dinh dưỡng khác nhau. Trong đó, bánh ăn dặm Gerber Graduates Puffs có xuất xứ Mỹ được hàng ngàn bà mẹ Việt tin chọn sử dụng cho bé yêu mỗi ngày. Với lượng dinh dưỡng khoa học, bánh ăn dặm Gerber có vị thơm, ngọt rất nhẹ, rất phù hợp cho bé trong thời kỳ ăn dặm.
Bánh ăn dặm Gerber có loại vị khoai lang thích hợp cho các bé từ 4 tháng tuổi trở lên.
Và bánh ăn dặm Gerber vị phô mai thơm ngon cho bé 6 tháng tuổi trở lên.
Mua bánh ăn dặm cho bé chính hãng ở đâu?
Để mua sản phẩm bánh ăn dặm cho bé chính hãng nhanh chóng và dễ dàng nhất, các mẹ vui lòng truy cập website chiaki.vn và đặt hàng theo hướng dẫn. Chiaki giao hàng miễn phí toàn quốc, thu tiền tận nơi. Bạn có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng, nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái bạn có quyền từ chối nhận hàng.
Mọi thông tin mua hàng xin vui lòng liên hệ:
————————————-
CHIAKI.VN – MUA SẮM TRỰC TUYẾN
Website: https://chiaki.vn/
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
>