Một trong những đối tượng bị côn trùng đốt nhiều nhất có lẽ là trẻ nhỏ. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ, côn trùng còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số loại có nọc độc nguy hiểm rất có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy bị côn trùng cắn nên khám ở đâu? Hãy tham khảo một số địa chỉ uy tín được chúng tôi gợi ý ngay sau đây.
5 vết côn trùng cắn mẹ không được chủ quan
Theo các chuyên gia khuyến cáo, 5 loại côn trùng mẹ không được chủ quan khi bị cắn:
- Rệp giường: vết rệp cắn không chỉ ngứa mà còn khiến bạn khó ngủ, ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ. Vết rệp cắn thường là những nốt nhỏ màu đỏ tương tự muỗi cắn, thường là một những đường ở ngay trên lưng hoặc bụng, chân.
- Côn trùng Ghẻ: Ghẻ là chứng nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi bọ ve cực nhỏ. Con cái đào hang để vào lớp biểu bì da của bạn để bắt đầu đẻ trứng. Ghẻ rất gây ngứa, phát ban có nhọt trên da và lây lan rất nhanh.
- Muỗi: Đây là loại côn trùng rất dễ gặp và cũng có thể gây nên những hiệu quả khôn lường. đặc biệt là ở trong các thời điểm mà các loại bệnh mới như Zika đang lan tràn. Bạn nên để ý đặc biệt đến cách để phòng tránh muỗi đốt hơn là để cho muỗi đốt. Nếu bị muỗi đốt và lên cơn sốt cùng các triệu chứng vẻ đáng ngờ, bạn nên đi khám trực tiếp lập tức.
- Ve tích: đây là loài bọ hút máu nguy hiểm nhất vì có thể gây ra bệnh Lyme cùng rất nhiều loại bệnh khác, bao gồm như cả bệnh liên quan đến phát ban và sốt phát ban. Bệnh này làm phát ban ra những vết mảng màu hồng nhỏ trên da, thường sẽ bắt đầu từ cổ tay, cánh tay, mắt cá.
- Ong đốt: Vết ong đốt thường là nốt sưng đỏ có chấm trắng ở giữa. Nếu bị ong đốt, bạn nên lấy ngòi ong ra bằng cách dùng nhíp hay kẹp càng sớm càng tốt để hạn chế nọc ong xâm nhập. Nếu bạn bị dị ứng với nọc ong, nên nhanh chóng đến bệnh viện tìm cách chữa ngay khi cổ họng bắt đầu sưng lên, khó thở.
Bị côn trùng đốt nên khám ở đâu? 4 địa chỉ uy tín nhất hiện nay
Khi cảm thấy dấu hiệu côn trùng đốt có vấn đề, hãy mang người bệnh đến những địa chỉ phòng khám uy tín sau:
Bệnh viện Chợ Rẫy – địa chỉ khám bị côn trùng đốt uy tín
Điều trị tại bệnh viện có chuyên môn cao như bệnh viện Chợ Rẫy là lựa chọn đầu tiên được nhắc đến. Tại đây từng điều trị rất nhiều ca cấp cứu nguy hiểm sau khi bị các loại côn trùng cắn.
Địa chỉ tại : 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP.HCM
Điện thoại liên hệ: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
Chi phí khám và điều trị: thông thường dao động Từ 40,000 – 500,000 1 lần.
Chi phí điều trị côn trùng đốt tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các xét nghiệm hay thao tác kỹ thuật cần làm. Tuy nhiên khi khám, cần xếp hàng chờ vì ở đây luôn trong tình trạng đông nghẹt, thiếu giường bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện nổi tiếng chuyên điều trị độc, vi sinh trình độ quốc tế với nhiều giáo sư, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành đang làm việc, trực tiếp khám chữa bệnh tại đây.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Thông tin liên hệ: 024 3869 3731
Chi phí cho 1 lần khám dao động từ 40,000 – 500,000/lượt hoặc 1 hoạt động khám bệnh.
Trong quá trình chờ đợi, bệnh nhân có thể sang khu vực ăn uống để ăn, không được ăn ở khu vực khám và chờ khám
Bệnh viện quân đội 108
Bệnh viện được thành lập lâu đời, chuyên chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến côn trùng, ký sinh trùng. Vì thế đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi bị côn trùng cắn nên khám ở đâu?
Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 069 572400
Email: bvtuqd108@benhvien108.vn
Chi phí để siêu âm, xét nghiệm hay thực hiện các phân tích chuyên sâu có chi phí khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng. Dao động từ 300,000đ – 5,000,000đ/ 1 lần khám
Tuy nhiên, đây là địa chỉ nằm ở khu vực tiếp giáp với nhiều bệnh viện, bệnh nhân có thể dễ dàng di chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bằng xe bus hoặc phương tiện cá nhân. Khuyến khích bệnh nhân nên đi xe bus để tiết kiệm chi phí khám bệnh. Lượng bệnh nhân khá đông, bạn cần phải xếp hàng chờ.
Những lưu ý quan trọng không được bỏ qua khi bị côn trùng đốt
Sơ cứu ngay khi bị côn trùng cắn:
Ngay khi thấy trẻ em có dấu hiệu bị côn trùng cắn, các mẹ nên thực hiện ngay các bước sơ cứu để giảm ngứa, giảm cả sưng viêm, cũng như giảm sốc phản vệ tại chỗ và có thể giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
- Dùng nhíp hoặc dao, dụng cụ chuyên dụng để lấy ngòi côn trùng ra khỏi da. Mẹ nên thực hiện một cách nhẹ tay để tránh những ngòi đâm sâu vào da hoặc bị vỡ làm cho nọc độc có nguy cơ phát tán rộng ra vùng da bên cạnh.
- Dùng các loại thuốc khử trùng để rửa sạch vết thương cẩn thận rồi băng lại, sau đó chườm thêm viên đá lạnh vài phút để giảm sưng, giảm đau.
- Bôi dung dịch như calamine hoặc bôi kem dành riêng cho trẻ nhỏ lên vùng da bị côn trùng đốt để các vết sưng, tấy, ngứa giảm dần.
Chuẩn đoán những dấu hiệu nguy hiểm:
– Đau dữ dội, khó chịu sưng nóng đỏ, tạo bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.
+ Gây yếu cơ tại chỗ
+ Ngứa, dị cảm
+ Phù, nổi hạch
+ Có thể gây ra việc chảy máu nhưng chỉ là thoáng qua.
– Triệu chứng toàn thân:
+ Vấn đề về Thần kinh như hay bị lo lắng, đau đầu, chóng mặt.
+ Tiêu hóa: buồn nôn, nôn
+ Tim mạch: hồi hộp, mạch không đều, hạ HA, có thể thay đổi điện tâm đồ
+Thận: tiêu cơ vân, suy thận cấp
+ Các triệu chứng nặng sau khi bị rết cắn: Hội chứng Well: Nhồi máu cơ tim, tiêu cơ vân, suy thận
+ Miễn dịch: phản ứng quá mẫn type 3 biểu hiện:
Sốt, triệu chứng có thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
Thở nhanh, ho, đau họng
Viêm hệ bạch huyết, hạch to
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
Qua bài viết bị côn trùng cắn nên đi khám ở đâu hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có được những thông tin hữu ích. Hãy luôn giúp gia đình bạn sống thật khỏe mạnh với môi trường sống lành mạnh nhất hạn chế côn trùng gây hại.