“Bệnh giời leo có lây không? Cách xử lý thế nào sao cho hiệu quả nhanh nhất?” là những vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm. Không phải chờ đợi gì nữa, dưới đây là những giải đáp từ chuyên gia da liễu.
Bệnh giời leo là gì? Triệu chứng của bệnh giời leo
Bệnh giời leo là một bệnh khá quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng bị. Do vậy nhiều khi khó nhận diện được và chưa biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh này ra sao.
Bệnh giời leo còn thường gọi là bệnh zona là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi nhiễm virus, tấn công các dây thần kinh. Chúng có thể xuất hiện những phát ban bong nước, liệt cơ hoặc giảm thính giác của người bệnh.
Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách ngay từ đầu, bạn có thể không gặp phải những biến chứng nguy hiểm như vậy.
Bệnh giời leo có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ già trẻ cho đến nam nữ với tỉ lệ mắc phải ngang nhau. Bệnh thường có nguy cơ tái phát khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Đó là lí do tại sao có những người thường xuyên bị, có những người lại chưa từng mắc phải.
Bệnh giời leo có lây không?
Cũng giống như các bệnh thông thường khác, người ta thường đặt câu hỏi bệnh giời leo có lây không? Và dưới đây là giải đáp từ bác sĩ da liễu.
Bác sĩ khoa da liễu đã nhận định khác với những bệnh truyền nhiễm, giời leo sẽ không có khả năng lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa như hơi thở, ăn uống chung.
Vì vậy, khi bị giời leo bạn không cần cách ly, có thể yên tâm giao tiếp mà không phải lo lắng lây bệnh cho mọi người.
Tuy nhiên, giời leo lại có khả năng lây lan qua một số con đường khác mà mọi người thường sơ ý mắc phải. Cụ thể, chúng tôi sẽ giải thích ở phần 2.
Bệnh giời leo lây qua con đường nào?
Mặc dù không lây qua đường hô hấp nhưng căn bệnh này lại rất dễ lây lan trên chính cơ thể người bệnh và người xung quanh thông qua dịch nước.
Như đã biết triệu chứng cơ bản của giời leo là lên mụn nước. Và quan trọng hơn, trong mụn nước chứa virus gây giời leo nên khi vô tình làm vỡ mụn nước và dính vào da sẽ khiến chúng lây lan.
!!! Lưu ý: Không tự ý gãi, làm vỡ mọng nước hay tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị giời leo của người bệnh. Ngoài ra, hạn chế dùng chung khăn mặt, khăn tắm…. để tránh lây bệnh. Không chỉ với bệnh giời leo mà với hầu hết các bệnh, chúng ta không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân sẽ đảm bảo vệ sinh hơn và khiến cho người bệnh nhanh khỏi nhờ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Hướng dẫn cách xử lý hiệu quả nhanh nhất khi bị giời leo
Mặc dù có nguy cơ lây nhưng bệnh giời leo không hề khó ngăn chặn.
Hiện nay có rất nhiều cách chữa giời leo từ mẹo dân gian cho đến thuốc đặc trị. Vậy đâu mới là cách xử lý hiệu quả nhất, nhanh nhất? Theo dõi ngay những hướng dẫn chi tiết dưới đây:
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc bôi
- Nếu bị ngứa và đau nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau liều nhẹ như acetaminophen hay ibuprofen không nên dùng aspirin vì nó làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như gan, dạ dày….
- Dùng gạc tẩm dung dịch aluminin acetate để sát trùng vết thương.
- Trường hợp vết giời leo chảy dịch mủ, lây lan diện rộng… kèm theo những biểu hiện như sốt kéo dài, tiêu chảy nên đến ngay bệnh viện để chữa trị. Không nên chần chừ!
!!! Lưu ý: Không nên tự ý dùng những mẹo dân gian như đỗ xanh, khổ qua, gạo nếp.. đối với những vết giời leo nặng vì không những không phát huy được sức mạnh còn gây nên những biến chứng như nhiễm trùng da, sưng mủ…
Do xuất hiện bùng phát vào mùa hè nên sẽ gây thêm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy đau nhức do môi hôi tiết nhiều, đặc biệt trẻ nhỏ người già. Bổ sung cơ thể thực phẩm tươi mát để thanh nhiệt cơ thể là điều bạn nên làm! Như vậy chúng ta đã biết được bệnh giời leo có lây không và những kiến thức cơ bản để bảo vệ chính mình.