Bỏng điện là một trong những nguyên nhân gây bỏng nguy hiểm mà chúng ta cần đề phòng và có hướng xử lý kịp thời, đúng phương pháp để giảm thiểu nhất những rủi ro, biến chứng từ vết bỏng này. Tùy vào từng loại bỏng điện thông thường hay bỏng điện cao thế cũng như tình trạng vết bỏng mà bạn có hướng xử lý cho phù hợp. Vậy khi bị bỏng điện nên làm gì, cách trị bỏng điện cũng như cách điều trị bỏng điện cao thế như thế nào mới đúng? Chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Bỏng điện là gì?
Bỏng điện là tình trạng bỏng xảy ra xảy ra khi một người tiếp xúc với nguồn điện và bị dòng điện truyền qua cơ thể.
Tùy vào thời gian tiếp xúc với dòng điện, cường độ và loại dòng điện cũng như hướng của dòng điện truyền qua cơ thể mà mức độ vết bỏng sẽ nặng – nhẹ khác nhau. Cũng giống như các loại bỏng khác, bỏng điện có 3 mức độ, từ độ một đến độ ba.
Khác với các loại bỏng khác, bỏng điện, nhất là bỏng điện cao thế là một loại bỏng rất nguy hiểm. Khi bị bỏng điện cao thế, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra hậu quả vô cùng nặng nề, thậm chí mất mạng.
Bỏng điện thông thường có thể gặp khá nhiều trong các hoạt động thường ngày từ các thiết bị, vật dụng sử dụng nguồn điện trong gia đình; trong khi đó, bỏng điện cao thế thường gặp trong các trường hợp trong các công trình đang thi công, tòa nhà cao tầng hoặc nơi có nguồn điện cao thế dẫn qua mà người bị nạn không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động an toàn.
Cách sơ cứu khi bị bỏng điện
Khi bị bỏng điện, việc sơ cứu rất quan trọng. Bạn cần nắm được các bước sơ cứu dưới đây để có thể ứng phó khi gặp phải.
Việc đầu tiên bạn cần làm là ngắt ngay các thiết bị hoặc nguồn điện để nguồn điện không thể tiếp tục truyền qua cơ thể người bị nạn. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện, bạn hãy đứng trên bề mặt khô như: thảm cao su, chồng sách báo và dùng gậy gỗ hoặc cán gỗ khô hất người nạn ra khỏi nguồn điện.
Bạn lưu ý, tuyệt đối không chạm vào người bị bỏng điện khi họ vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện. Đồng thời, bạn phải dùng gậy gỗ khô để tách người gặp nạn ra khỏi nguồn điện.
Cách xử lý khi bị bỏng điện, bỏng điện cao thế
Kể cả bị bỏng điện hay bỏng điện cao thế cũng đều có tình trạng bỏng nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên, bỏng điện cao thế thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, tình trạng vết bỏng nặng hơn. Khi bị bỏng điện nên làm gì, trị bỏng điện hay điều trị bỏng điện cao thế ra sao?
Gặp các trường hợp này bạn cần ngắt ngay các thiết bị hoặc nguồn điện để nguồn điện không thể tiếp tục truyền qua cơ thể người bị nạn.
Nếu không thể ngắt nguồn điện, bạn hãy đứng trên bề mặt khô như: thảm cao su, chồng sách báo và dùng gậy gỗ hoặc cán gỗ khô hất người nạn ra khỏi nguồn điện.
Tuyệt đối không chạm vào người bị bỏng điện khi họ vẫn còn tiếp xúc với nguồn điện và không đi chân đất, không dùng gậy kim loại hay gậy ướt để tiếp xúc với người bị nạn khi vẫn còn nguồn điện trên người họ.
Cách xử lý các trường hợp bỏng điện nặng
Sau khi tiến hành bước sơ cứu chung, bạn chạm vào đường thở hoặc người nạn nhân xem nạn nhân còn thở không và gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ người xung quanh gọi cấp cứu.
Trong trường hợp người bị nạn không thở hoặc tim ngừng đập, bạn cần thực hiện hô hấp cấp cứu và thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức trước khi xe cấp cứu tới.
Khi nạn nhân vừa được tách ra khỏi nguồn điện, bạn không nên di chuyển nạn nhân mà cần đặt nạn nhân nằm cố định. Trong trường hợp thật sự cần thiết bạn hãy duy chuyển nạn nhân.
Trong khi chờ cấp cứu tới, bạn cần theo dõi sát sao các triệu chứng như: lạnh, nhợt nhạt, mạch đập nhanh… để thông báo lại với bác sĩ cấp cứu.
Đồng thời, bạn cần cắt bỏ quần áo liên quan tới khu vực bị bỏng. Phần vải này dễ bị dính lên da, gây ra tổn thương, xước xát vùng bị bỏng. Bạn cũng không phủ chăn hoặc khăn tắm lên vết bỏng, tránh để các sợi dính vào vết thương gây nhiễm trùng.
Cách xử lý các trường hợp bỏng điện nhẹ
Với các trường hợp bỏng điện nhẹ, sau khi thực hiện các bước sơ cứu người bị nạn khỏi nguồn điện bạn cần thực hiện một số thao tác sau:
Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức ở vị trí bỏng để tránh gây cọ xát, tổn thương thêm cho vết bỏng. Nếu quần áo bị dính vào vết bỏng có nghĩa là vết bỏng điện của bạn rất nặng, không nên cố tách bỏ phần quần áo khỏi vết bỏng mà gọi cấp cứu ngay lập tức.
Làm dịu mát vết bỏng bằng cách ngâm nước 15-20 phút, không ngâm lâu hơn thời gian này vì dễ làm vùng tổn thương bị hoại tử. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc đá viên để sơ cứu vết thương vì nhiệt độ nóng – lạnh đột ngột có thể khiến vết thương bị tổn thương nặng nề hơn. Bạn cũng có thể sử dụng khăn lạnh để sơ cứu vết bỏng ở các vị trí khó ngâm nước.
Tiếp theo, dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn vùng bị thương, thấm khô bằng khăn giấy sạch rồi thoa thuốc mỡ kháng sinh và băng nhẹ vết thương lại. Trước khi tiến hành sơ cứu, bạn cần giữ vệ sinh tay thật sạch sẽ để đảm bảo không gây nhiễm trùng cho vết bỏng.
Với vết bỏng đã bị phồng rộp, bạn cần cẩn thận, không làm vỡ các vết phồng rộp để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp vết rộp chưa bị vỡ, bạn không nhất thiết phải băng để vết thương thoáng khí. Tiếp đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng hướng. Bạn có thể tham khảo các cách trị bỏng tại đây.
Một số lưu ý khi bị bỏng
Tuyệt đối không bôi dầu ăn, nước đá hay nước thông thường lên vết bỏng điện.
Dùng chăn đắp để giữ ấm cho người bị nạn để giảm nguy cơ bị sốc, nhưng tránh đắp lên vùng bị bỏng.
Cũng như vết bỏng nặng, bạn cần chú ý quan sát các dấu hiệu như: sốt, vết thương sưng tấy, căng, đau rát… kéo dài thì bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé!
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách xử lý khi bị bỏng điện, bỏng điện cao thế cũng như một số lưu ý khi không may gặp phải trường hợp bỏng này để các bạn có đủ kiến thức để đối phó và có hướng xử lý phù hợp, giảm thiểu tối đa hậu quả của vết bỏng gây ra. Sau khi được điều trị bởi các bác sĩ, người bị nạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục thuận lợi nhất.