Paraben, một thành phần gây tranh cãi, được cho là không an toàn cho làn da. Vậy Paraben là gì, Paraben trong mỹ phẩm có hại không và Paraben có tác hại gì? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Chiaki.vn để có thêm thông tin hữu ích nhé!
Nhắc đến Paraben, nhiều tín đồ làm đẹp sẽ nghĩ ngay đến một thành phần được khuyến cáo nên tránh khi sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da nhằm hạn chế nguy cơ kích ứng hay gây hại cho da. Tuy nhiên, Paraben là gì, Paraben trong mỹ phẩm có hại không và Paraben có tác hại gì thì không phải ai cũng biết, cũng hiểu rõ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Chiaki.vn dành chút thời gian tìm hiểu rõ hơn về Paraben để có lời giải đáp chính sách nhất cho những câu hỏi này nhé!
1 Paraben là gì?
Paraben là một loại chất bảo quản được sử dụng trong nhiều sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.
Paraben có nguồn gốc từ một chất hóa học gọi là acid para-hydroxybenzoic (PHBA). PHBA xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau quả như việt quất và cà rốt. Ngoài ra, PHBA cũng được hình thành trong cơ thể con người từ sự phân hủy của một số axit amin. Chính vì vậy, Paraben không hoàn toàn là chất hóa học tổng hợp mà có một phần nguồn gốc tự nhiên.
Các loại Paraben được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng bao gồm butylparaben, isobutylparaben, isopropylparaben, propylparaben, ethylparaben và methylparaben. Đôi khi, một sản phẩm có thể chứa nhiều loại Paraben khác nhau.
Paraben cũng có mặt trong các thực phẩm và đồ uống, có thể được hấp thụ qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải chúng ra ngoài, nên thường không gây nguy hiểm khi tiêu thụ với mức độ hợp lý.
Paraben là một loại chất bảo quản được sử dụng trong nhiều sản phẩm tiêu dùng
2 Paraben trong mỹ phẩm là gì?
Paraben trong mỹ phẩm là một tập hợp chất bảo quản hóa học được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các loại vi sinh vật khác. Từ đó giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm và duy trì chất lượng của chúng. Các loại Paraben thường được sử dụng trong mỹ phẩm bao gồm: Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben và Butylparaben.
Paraben là chất bảo quản hóa học, giúp tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm làm đẹp
3 Paraben trong mỹ phẩm có hại không?
Vấn đề Paraben trong mỹ phẩm có hại hay không cho đến nay vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và cần nghiên cứu thêm. Dưới đây là những điểm cần lưu ý về tác hại của Paraben khi sử dụng lâu dài hoặc ở nồng độ cao:
- Kích ứng da: Các sản phẩm chứa paraben có thể gây kích ứng da và dị ứng, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm. Các triệu chứng có thể bao gồm đỏ da, ngứa và phát ban.
- Tăng nguy cơ ung thư da: Một số nghiên cứu cho thấy methylparaben có thể làm tăng quá trình lão hóa da khi tiếp xúc với tia UV, dẫn đến tổn thương tế bào và tăng nguy cơ ung thư da. Paraben có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, khiến da dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường.
- Tăng nguy cơ ung thư vú: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng paraben có thể xuất hiện trong các mẫu sinh thiết ung thư vú, gây lo ngại về mối liên hệ giữa paraben và ung thư vú. Tuy nhiên, mối liên hệ này vẫn còn gây tranh cãi và cần thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận.
- Rối loạn nội tiết: Paraben có khả năng bắt chước hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nếu sử dụng lâu dài. Một số nghiên cứu cho thấy rằng paraben có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển sinh sản và khả năng sinh sản, mặc dù các kết quả vẫn còn đang được nghiên cứu thêm.
- Giảm khả năng sinh sản ở nam giới: Một số nghiên cứu cho thấy propylparaben và butylparaben có thể làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới, giảm lượng và hoạt động của tinh trùng.
- Tăng tốc quá trình lão hóa da: Việc sử dụng methylparaben dưới tác động của tia UVB có thể làm hủy hoại lớp tế bào sừng trên da, gây tổn thương đến DNA và giảm sức đề kháng của da. Từ đó dẫn đến tình trạng lão hóa da nhanh chóng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, bao gồm ung thư da.
Mặc dù hiện nay, Paraben vẫn được sử dụng rộng rãi và được nhiều cơ quan quy định công nhận là an toàn trong mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn có sự lo ngại về các tác động tiềm tàng của chúng đến sức khỏe. Nếu bạn lo ngại về paraben hoặc có làn da nhạy cảm, lựa chọn các sản phẩm không chứa paraben có thể là một cách tốt để giảm thiểu rủi ro.
Paraben hấp thụ trực tiếp qua da và mang đến một số tác hại
4 Paraben Free là gì?
Paraben Free nghĩa là sản phẩm không chứa chất bảo quản paraben, giúp giảm lo ngại về các vấn đề như rối loạn nội tiết, kích ứng da và nguy cơ ung thư, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các sản phẩm Paraben Free có thể có thời hạn sử dụng ngắn hơn vì thiếu paraben, do đó cần được bảo quản cẩn thận hơn để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Hơn nữa, một số sản phẩm không chứa paraben có thể sử dụng các chất bảo quản thay thế như formaldehyde, methylisothiazolinone, hoặc phenoxyethanol, những chất này cũng có thể gây kích ứng da hoặc có các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.
Do đó, khi lựa chọn sản phẩm Paraben Free, bạn cũng cần chú ý kiểm tra kỹ toàn bộ danh sách thành phần, ưu tiên chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và làn da.
Paraben Free nghĩa là sản phẩm không chứa chất bảo quản paraben
5 Cách tiếp xúc với Paraben
Có hai cách tiếp xúc với paraben bao gồm:
- Tiếp xúc qua đường ăn uống: Paraben có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và thực phẩm khác chứa paraben. Khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, paraben thường được đào thải nhanh chóng.
- Tiếp xúc qua da: Paraben cũng có mặt trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm như trang điểm, kem dưỡng ẩm, và kem cạo râu. Khi sử dụng những sản phẩm này, paraben có thể được hấp thụ qua da.
Để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với paraben, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi mua. Mặc dù các nhà sản xuất mỹ phẩm không bắt buộc phải xin phép FDA để sản xuất và bán các sản phẩm chứa paraben, nhưng nếu một sản phẩm được phát hiện là nguy hại khi sử dụng đúng hướng dẫn, FDA sẽ có các biện pháp xử lý, bao gồm cả việc có thể loại bỏ sản phẩm khỏi thị trường.
6 Paraben trong mỹ phẩm cho trẻ em có an toàn không?
Một số loại paraben, như propylparaben, isopropylparaben, butylparaben và isobutylparaben, đã bị cấm sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân dành cho trẻ em dưới 3 tuổi do lo ngại về ảnh hưởng tiềm tàng đến hormone.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc sử dụng sản phẩm chứa paraben có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở khu vực tã lót. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, điều này làm cho chúng không thể loại bỏ paraben ra khỏi cơ thể hiệu quả như người lớn.
Mặc dù các quy định hiện tại đã hạn chế việc sử dụng paraben trong sản phẩm cho trẻ em, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác hơn các rủi ro tiềm ẩn của paraben trong mỹ phẩm và các sản phẩm khác đối với trẻ em. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những sản phẩm được chứng nhận là không chứa paraben hoặc chứa các thành phần an toàn cho trẻ em.
Một số loại Paraben đã bị cấm sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi
7 Cách nhận biết Paraben có trong mỹ phẩm
Để nhận biết Paraben có trong mỹ phẩm, bạn cần:
- Biết tên gọi các dẫn xuất paraben phổ biến: Các dẫn xuất của paraben thường được chia thành hai nhóm: những loại bị cấm và những loại được phép sử dụng. Những dẫn xuất paraben bị cấm bao gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Pentylparaben, Phenylparaben và Benzylparaben. Các dẫn xuất paraben được phép sử dụng bao gồm Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben và Butylparaben.
- Tìm hiểu bảng thành phần trên bao bì: Để xác định sự có mặt của paraben trong sản phẩm, hãy kiểm tra bảng thành phần in trên bao bì. Các dẫn xuất paraben thường xuất hiện ở giữa hoặc gần cuối danh sách thành phần, với các tên gọi kết thúc bằng hậu tố “-paraben”. Việc này giúp bạn dễ dàng nhận diện sản phẩm có chứa paraben hay không.
Nhận biết Paraben thông qua bảng thành phần
8 Ai có thể tiếp xúc với Paraben?
Paraben có mặt trong cơ thể của hầu hết mọi người, từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, người lớn thường có hàm lượng Paraben trong nước tiểu cao hơn trẻ em. Điều này có thể được giải thích bởi việc người lớn thường xuyên sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Đặc biệt, phụ nữ có xu hướng có nồng độ Paraben cao hơn nam giới do sử dụng các sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm nhiều hơn.
9 Cách hạn chế tiếp xúc với Paraben
- Đọc kỹ bảng thành phần: Trước khi mua bất kỳ sản phẩm chăm sóc cá nhân hay mỹ phẩm nào, hãy kiểm tra bảng thành phần để xem liệu sản phẩm có chứa Paraben hay không. Các dẫn xuất của Paraben thường xuất hiện với hậu tố “-paraben” trong danh sách thành phần, chẳng hạn như Methylparaben, Ethylparaben, Propylparaben và Butylparaben.
- Chọn sản phẩm “Paraben-Free”: Tìm kiếm và lựa chọn các sản phẩm có nhãn “Paraben-Free” hoặc không chứa Paraben. Ngày nay, nhiều thương hiệu đã cung cấp các sản phẩm không chứa Paraben, giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với Paraben.
- Ưu tiên sản phẩm tự nhiên và hữu cơ: Các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm từ tự nhiên hoặc hữu cơ thường ít có khả năng chứa Paraben. Các thương hiệu chuyên về sản phẩm tự nhiên và hữu cơ thường có cam kết không sử dụng Paraben và các hóa chất độc hại khác.
- Nghiên cứu và lựa chọn thương hiệu uy tín: Chọn những thương hiệu mỹ phẩm đã được kiểm chứng và uy tín về việc không sử dụng Paraben, cam kết về an toàn và chất lượng của sản phẩm.
- Hạn chế sử dụng sản phẩm chứa hóa chất: Bên cạnh việc tìm kiếm sản phẩm không chứa Paraben, hãy cân nhắc giảm sử dụng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất tổng hợp khác. Điều này không chỉ giúp bạn tránh Paraben mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
10 Gợi ý mỹ phẩm không chứa Paraben được tin dùng nhất hiện nay
1. Sữa rửa mặt phục hồi da CeraVe
Ưu điểm:
- Thuộc thương hiệu CeraVe nổi tiếng Mỹ
- Chứa độ pH tiêu chuẩn 5.5 giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và khiến da được mềm mại, mịn màng mà không bị bong tróc hay kích ứng
- Sản phẩm sữa rửa mặt CeraVe Foaming Facial Cleanser sử dụng các thành phần nổi tiếng như Ceramides, Hyaluronic, Niacinamide và không chứa Paraben
- Sữa rửa mặt thích hợp sử dụng cho da thường, da dầu và hỗn hợp thiên dầu.
Sữa rửa mặt phục hồi da CeraVe
2. Serum trẻ hóa da Estee Lauder
Ưu điểm:
- Được đánh giá là sản phẩm best seller, làm nên biểu tượng của Estee Lauder nổi tiếng.
- Sản phẩm đã có tới hơn 70 giải thưởng toàn cầu về khả năng hỗ trợ làm đẹp, nuôi dưỡng da mịn và trẻ khỏe trong một thời gian ngắn.
- Serum Estee Lauder Advanced Night Repair thuộc dòng tinh chất cao cấp, sử dụng thành phần Hyaluronic acid nhằm dưỡng ẩm cho da. Cùng với các thành phần quan trọng khác như: tripeptide 32, lactobacillus hỗ trợ phục hồi da.
- Serum có texture dạng lỏng, vàng nhạt và thẩm thấu khá nhanh, hương thơm dễ chịu
- Paraben là gì? Hơn hết sản phẩm không chứa thành phần Paraben
- Sản phẩm phù hợp cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm và dễ kích ứng. Tuy nhiên chưa thực sự thân thiện với bà bầu đang mang thai và cho con bú bởi có thành phần giúp da chống lão hóa.
Serum trẻ hóa da Estee Lauder
3. Nước hoa hồng làm mịn da Simple
Ưu điểm:
- Là sản phẩm thuộc một trong những dòng sản phẩm bán chạy nhất Anh Quốc – Simple là brand lành tính và an toàn cho mọi người dùng.
- Nước hoa hồng Simple là sự kết hợp của hoạt chất từ nước cây phỉ, hoa cúc, vitamin B5, nước hoa hồng,… Tất cả tạo nên tác dụng hỗ trợ se khít lỗ chân lông tự nhiên, sát khuẩn, làm mềm và mịn da trông thấy
- Sản phẩm có khả năng cân bằng độ pH trên da, giúp da không bị khô, hấp thụ dễ các bước skincare tiếp theo
- Sản phẩm phù hợp với mọi loại da, đặc biệt dùng được cho da nhạy cảm và da mụn
- Đặc biệt là nước hoa hồng Simple không chứa Paraben
Nước hoa hồng làm mịn da Simple
4. Sữa rửa mặt duy trì độ ẩm Cetaphil
Ưu điểm:
- Được mệnh danh là một trong những brand vô cùng lành tính, thậm chí còn có thể sử dụng được cho cả trẻ em.
- Sữa rửa mặt Cetaphil giúp loại bỏ đi lớp bụi bẩn trên da nhẹ nhàng, không bít tắc lỗ chân lông, không kích ứng, không khô căng da
- Sản phẩm sử dụng thành phần chính từ thiên nhiên, không chứa xà phòng, hương liệu và paraben.
- Sản phẩm sữa rửa mặt Cetaphil có độ pH đạt chuẩn 6.3 tương đương với độ pH trên da người, từ đó giúp chăm sóc da của bạn tốt hơn.
Sữa rửa mặt duy trì độ ẩm Cetaphil
5. Dầu gội chiết xuất mỡ ngựa Horse Oil Nhật Bản
Ưu điểm:
- Với thành phần chính được chiết xuất từ mỡ ngựa, do đó mà sản phẩm mang tới khả năng bảo vệ mái tóc bóng mượt, mềm mại, cải thiện vấn đề khô – xơ và chẻ ngọn.
- Theo các nghiên cứu thì mỡ ngựa có cấu trúc tương đồng với da và tóc của con người, do đó khi sử dụng sẽ thẩm thấu nhanh hơn. Không làm bí rít hay xuất hiện gàu như các dòng dầu gội thông thường.
- Đặc biệt, sản phẩm không có mùi mỡ ngữa như bạn nghĩ. Sản phẩm tạo nên hương thơm khá dễ chịu, khiến người dùng thoải mái.
- Đặc biệt, dầu gội mỡ ngựa Horse Oil không chứa paraben trong dầu gội, do đó mà bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.
Dầu gội chiết xuất mỡ ngựa Horse Oil Nhật Bản
Còn khá nhiều các sản phẩm làm đẹp khác không chứa Paraben, bạn có thể tham khảo thêm tại danh mục “Mỹ phẩm” nhé!
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc Paraben là gì, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về thành phần này trong mỹ phẩm. Có thể nói, tính đến hiện nay Paraben vẫn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người nếu bạn sử dụng chúng thường xuyên.
Do đó, nếu bạn lo lắng về khả năng tác động của Paraben tới sức khỏe thì hiện trên thị trường đã có nhiều brand sản xuất mỹ phẩm không chứa Paraben, mang tới sản phẩm an toàn. Bạn thậm chí có thể truy cập vào Chiaki.vn và tìm sản phẩm theo yêu cầu tại thanh tìm kiếm.
Cuối cùng, Chiaki luôn sẵn sàng tư vấn và phục vụ nhu cầu làm đẹp của bạn với các sản phẩm chính hãng, chất lượng, an toàn và giá tốt. Hãy liên hệ với Chiaki bất cứ khi nào bạn cần nha.