Vào mùa hè, kem chống nắng chính là vật bất ly thân của mọi cô nàng. Dù kem chống nắng là hàng rào vững chắc để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia cực tím nhưng một số thành phần trong kem chống nắng như nước hoa và oxybenzone có thể gây ra phản ứng dị ứng cho da. Để biết dị ứng kem chống nắng sẽ mang đến dấu hiệu và có cách phòng ngừa như thế nào, cùng đi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để bảo vệ làn da trước tác hại của tia cực tím (UV), trong đó nổi bật là tình trạng lão hóa da sớm và ung thư da. Mặc dù kem chống nắng có thể an toàn đối với một số người, nhưng có thể một số thành phần, chẳng hạn như nước hoa và oxybenzone, có thể gây ra phản ứng dị ứng kem chống nắng đối với một số người khác.
Nếu bạn đang bị dị ứng kem chống nắng, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân cơ bản. Thay vì loại bỏ hoàn toàn kem chống nắng, bạn có thể cần sử dụng một số loại kem chống nắng với các thành phần khác không gây phản ứng dị ứng.
Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng kem chống nắng, dấu hiệu, cách phòng ngừa và chữa trị, bạn nhé!
1 Dị ứng kem chống nắng là gì?
Phản ứng dị ứng với kem chống nắng là không phổ biến, nhưng có thể xảy ra khi một người bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần có trong sản phẩm.
Dị ứng với kem chống nắng có 2 loại dị ứng liên quan đến kem chống nắng:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: có thể phát triển khi kem chống nắng được thoa lên da và một người có nhạy cảm với một thành phần cụ thể trong sản phẩm. Điều này kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng, dẫn đến da trở nên đỏ, kích ứng và ngứa.
- Viêm da tiếp xúc kích thích: xảy ra khi có sự tương tác giữa bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời và một thành phần cụ thể trong kem chống nắng ở những người nhạy cảm. Phát ban phát triển ở những nơi đã thoa kem chống nắng và tiếp xúc với ánh nắng, thường thấy trên mặt, cánh tay hoặc hình chữ ‘V’ trên ngực bắt chước đường kẻ của áo phông.
Dị ứng kem chống nắng
2 Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng
Các dấu hiệu dị ứng kem chống nắng có phần tương tự như dị ứng với ánh nắng mặt trời (hay còn được gọi là ngộ độc ánh nắng), phát ban nhiệt hoặc cháy nắng. Tất cả các tình trạng này đều liên quan đến phát ban đỏ trên da, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
Các dấu hiệu khác của dị ứng kem chống nắng có thể bao gồm:
- Nổi mề đay
- Da gà nổi lên
- Sưng tấy
- Rộp
- Mụn nước có dịch bên trong
- Chảy máu
- Đau đớn.
Khoảng thời gian từ lúc sử dụng kem chống nắng cho đến khi xuất hiện phản ứng dị ứng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người. Nó có thể xảy ra trong vài phút hoặc có thể kéo dài đến một vài ngày sau mới bắt đầu có các dấu hiệu dị ứng.
Trong một số trường hợp, bạn có thể không bị phản ứng cho đến khi kem chống nắng trên da tiếp xúc với ánh nắng có tia UV. Loại phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng quang.
Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng
>>> Xem thêm:
3 Nguyên nhân bị dị ứng kem chống nắng
Dị ứng thành phần có trong kem chống nắng
Nếu bạn có hiện tượng dị ứng kem chống nắng có thể là do bạn dị ứng về thành phần trong kem chống nắng. Một số thành phần có trong kem chống nắng có thể gây dị ứng cho da nhạy cảm như: benzophenone, para-Aminobenzoic Acid (PABA), dibenzoylmethane, octocrylene, salicylates, cinnamate, hương liệu…
Dùng kem chống nắng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Hiện nay trên thị trường khó có thể phân biệt được kem chống nắng hàng giả và thật. Nếu bạn mua phải kem chống nắng không rõ nguồn gốc, kem chất lượng thì sẽ có chứa những thành phần độc hại, sẽ gây dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến da.
Thoa kem chống nắng không đúng cách
Triệu chứng dị ứng kem chống nắng có thể kể đến việc thoa kem chống nắng không đúng cách. Bôi kem chống nắng quá dày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. Bôi ít kem chống nắng làn da không được bảo vệ đầy đủ, gây ra tình trạng ung thư da. Bạn cần bôi kem chống nắng với một lượng vừa đủ để bảo vệ an toàn cho da.
Dùng kem chống nắng bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng
Dị ứng kem chống nắng có thể do bạn dùng mà không xem hạn sử dụng, điều này cũng dễ dàng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ hay rát da. Hoặc bạn không bảo quản kem chống nắng đúng cách cũng dễ dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Để bảo quản tốt kem chống nắng bạn nên bảo quản theo hướng dẫn, không đặt ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ẩm thấp, sẽ làm thay đổi thành phần trong kem chống nắng. Nên xem hạn sử dụng, sử dụng được 6 tháng kể từ khi mở nắp.
Nguyên nhân bị dị ứng kem chống nắng
4 Ai có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng?
Đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng kem chống nắng bao gồm:
- Nữ giới: Nữ giới thường có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao hơn so với nam giới, có thể là kết quả của việc sử dụng nhiều mỹ phẩm có thành phần chống nắng.
- Những người có tình trạng da mãn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
- Người bị viêm da cơ địa.
- Những người dành nhiều thời gian làm việc ngoài trời.
- Những người bôi kem chống nắng cho vùng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Nữ giới có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao hơn nam giới
5 Kem chống nắng có chứa chất gì?
Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều được tạo ra như nhau. Bạn có thể dị ứng với một số loại kem chống nắng nhất định, và một số kem chống nắng thì an toàn với bạn.
Các sản phẩm kem chống nắng trên thị trường hiện nay được chia thành 2 loại cơ bản là:
- Kem chống nắng hóa học: Kem chống nắng hấp thụ bức xạ UV và biến nó thành một dạng năng lượng (nhiệt) ít nguy hiểm và ít gây hại hơn với làn da của bạn. Chúng thường chứa các thành phần như mexoryl, avobenzone và oxybenzone. Có nhiều khả năng gây kích ứng và dị ứng hơn cho làn da nhạy cảm.
- Kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý phản xạ bức xạ mặt trời ra khỏi da để nó không bị hấp thụ. Các thành phần chống nắng vật lý bao gồm các thành phần oxit kẽm và titanium dioxide. Chúng thường không gây viêm da tiếp xúc nhưng có thể để lại vết trắng trên da.
===>>> Tham khảo thêm: So sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
6 Thành phần kem chống nắng nào có nhiều khả năng gây dị ứng hơn?
Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với bất cứ thứ nào. Tuy nhiên, có một số thành phần trong kem chống nắng có nguy cơ gây dị ứng cao hơn so với bình thường. Bao gồm:
- Avobenzone: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc kích thích trong kem chống nắng.
- Benzophenon: Benzophenones đã được sử dụng trong kem chống nắng trong nhiều thập kỷ, và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm da tiếp xúc do kem chống nắng ở Mỹ. Các tên khác của benzophenone bao gồm oxybenzone, Eusolex 4360, methanone, Uvinal M40, diphenylketone và bất kỳ tên hóa học nào khác kết thúc bằng “-benzophenone”.
- Cinnamates: Cinnamates ít được tìm thấy trong kem chống nắng nhưng là một thành phần phổ biến được sử dụng làm hương liệu trong nhiều sản phẩm, từ kem đánh răng đến nước hoa. Những hóa chất này có liên quan đến Balsam của Peru, dầu quế và axit cinnamic và aldehyde. Vì vậy những người dị ứng với cinnamates cũng có thể bị dị ứng với những hóa chất khác này. Các tên khác của hóa chất chứa cinnamate bao gồm Parsol MCX và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “–cinnamate”.
- Salicylat: Salicylat là nguyên nhân hiếm gặp của viêm da tiếp xúc. Các hóa chất phổ biến trong nhóm này được sử dụng ngày nay bao gồm octyl salicylate, homosalate và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “-salicylate”.
- Dibenzoylmethanes: Nhóm này chứa avobenzone và eusolex 8020. Chúng thường được kết hợp với các chất hấp thụ hóa học khác trong kem chống nắng.
- Octocrylene: Octocrylene là một hóa chất tương đối mới được sử dụng trong kem chống nắng nhưng đã được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc. Nó tương tự như cinnamate và có thể được sử dụng cùng với cinnamate trong kem chống nắng.
- Para-Aminobenzoic Acid (PABA): Một trong những thành phần chống nắng đầu tiên được sử dụng tại Mỹ. Tuy nhiên hiện nay nó đã bị loại bỏ hoàn toàn.
- Hương liệu và chất bảo quản: Bên cạnh các thành phần chống nắng thì mọi thành phần khác trong kem chống nắng khác đều có thể trở thành nguyên nhân gây dị ứng. Trong đó, hương liệu và chất bảo quản, đặc biệt là những chất hoạt động bằng cách giải phóng formaldehyde là những thành phần có khả năng gây dị ứng cao nhất.
7 Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?
Dị ứng kem chống nắng được điều trị tương tự như các phản ứng dị ứng khác trên da.
Trường hợp bị dị ứng nhẹ với kem chống nắng, bạn nên loại bỏ lớp kem chống nắng gây dị ứng trên da bằng cách rửa sạch da bằng nước mát. Sau đó, tránh nắng cho đến khi da lành hẳn.
Rửa mặt bằng nước mát ngay khi bị dị ứng kem chống nắng
Trường hợp trẻ nhỏ bị dị ứng nhẹ với kem chống nắng, bố mẹ có thể thoa một lớp mỏng sáp dầu (chẳng hạn như sáp dưỡng ẩm vaseline) lên vùng da bị ảnh hưởng đến giữ ẩm cho da.
Trường hợp dị ứng kem chống nắng từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một hoặc nhiều phương pháp điều trị như sau:
Làm sạch da bị dị ứng kem chống nắng
Bạn cần làm sạch vùng da đang thoa kem chống nắng và vùng da có dấu hiệu dị ứng. Nên sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ để giảm độ kích ứng khi da đang gặp tổn thương.
Không nên trang điểm khi da đang dị ứng vì những thành phần trong mỹ phẩm trang điểm sẽ gây kích ứng khi da không khỏe. Khi da bị dị ứng không nên sử dụng quá nhiều mỹ phẩm dưỡng da.
Ngưng sử dụng kem chống nắng đang dùng
Khi thấy da bị dị ứng bạn nên ngưng sản phẩm đa dùng vì có thành phần không hợp cho da của bạn. Nên ngưng sử dụng để tránh các tổn thương gây nên cho da.
Bạn nên chọn 1 loại kem chống nắng để thay thế cho da, loại bỏ những sản phẩm có thành phần dễ gây kích ứng. Đối với da nhạy cảm, da mụn bạn cũng cần chú ý hơn. Nên lựa chọn kem chống nắng có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ và an toàn cho da.
Dưỡng ẩm và làm dịu da
Khi da bị tổn thương cần dưỡng ẩm để cân bằng và làm dịu mát da. Có thể chườm lạnh, dùng kem dưỡng ẩm, xịt khoáng,… Khi sử dụng bạn cũng nên chú ý đến thành phần của mỗi loại.
8 Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng kem chống nắng?
Một số biện pháp giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng khi sử dụng kem chống nắng bao gồm:
Tránh các sản phẩm kem chống nắng có thành phần gây dị ứng:
Nếu bạn biết mình bị dị ứng với thành phần nào, bạn có thể chọn kem chống nắng không chứa những thành phần này để tránh bị phản ứng.
Nếu bạn có tiền sử dị ứng da hoặc da nhạy cảm, hãy sử dụng kem chống nắng vật lý để tránh phản ứng tiềm ẩn. Kem chống nắng vật lý chứa oxit kẽm và titanium dioxide ít gây ra các phản ứng dị ứng hơn, đồng thời chúng cũng bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UVA và UVB. Kem chống nắng vật lý thậm chí còn được các khuyến khích sử dụng cho cả những người bị bệnh rosacea và bệnh chàm.
Tránh chọn kem chống nắng có thành phần gây dị ứng
===>>> Tham khảo thêm: Review TOP 9 kem chống nắng cho da nhạy cảm xóa tan mọi khó chịu cho da
Kiểm thử bất cứ sản phẩm kem chống nắng mới nào trước khi sử dụng
Như với bất cứ sản phẩm chăm sóc da mới nào khác, trước khi bắt đầu sử dụng một loại kem chống nắng mới, bạn hãy thử nó trên một vùng da nhỏ của mình (chẳng hạn như vùng da cổ tay). Quan sát trong khoảng 48 giờ xem có bất cứ phản ứng bất thường nào xảy ra không. Bạn cũng có thể cần để vùng da đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để xem xét các phản ứng có thể xảy ra khi kem chống nắng trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nếu không có bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy ra trong quá trình quan sát. Bạn có thể yên tâm thoa kem chống nắng cho các phần da còn lại của cơ thể.
>>> Xem thêm:
Sử dụng viên uống chống nắng
Bên cạnh việc lựa chọn cho mình một sản phẩm kem chống nắng thật lành tính. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng viên uống chống nắng để bổ sung hiệu quả chống nắng, bảo vệ cơ thể và hạn chế nguy cơ dị ứng kem chống nắng có thể xảy ra. Đặc biệt là nếu làn da của bạn thuộc dạng siêu nhạy cảm, gặp khó khăn trong việc sử dụng kem chống nắng.
Sử dụng viên uống chống nắng giúp ngăn ngừa dị ứng kem chống nắng
Khi lựa chọn viên uống chống nắng, các bạn cần chú ý đến bảng thành phần của sản phẩm. Ưu tiên các sản phẩm chiết xuất tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Đặc biệt là các sản phẩm chứa Heliocare, một chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ cây dương xỉ. Nó hoạt động bằng cách tăng cường hàng rào bảo vệ da của bạn chống lại các gốc tự do (có thể làm tăng nguy cơ ung thư da) từ bên trong.
===>>> Tham khảo thêm: Top 10 viên uống chống nắng tốt nhất, thành phần, công dụng, giá bán
Ngoài ra, song song với việc sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng. Các bạn cũng đừng quên che chắn làn da bằng mũ rộng vành, quần áo kín, đặc biệt là quần áo có khả năng chống nắng tốt để tăng khả năng bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Đồng thời hạn chế tối đa việc ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều. Bởi đây là thời điểm các tia UV hoạt động mạnh mẽ nhất.
9 Một số câu hỏi về dị ứng kem chống nắng
Dị ứng kem chống nắng La Roche Posay?
Kem chống nắng La Roche Posay có kết cấu dạng sữa lỏng, thẩm thấu nhất nhanh trên da, không bị rít hay nhờn trên da, không có mùi quá gắt hay nồng, an toàn đối với những cô nàng có làn da nhạy cảm.
Sử dụng kem chống nắng La Roche Posay an toàn cho da, không châm chích, không dị ứng trên da. La Roche Posay là dòng kem chống nắng được sử dụng cho da dị ứng an toàn, tiết kiệm nhất.
Tại sao bị dị ứng kem chống nắng Skin Aqua?
Một số dòng kem chống nắng Skin Aqua có thể có chứa những thành phần không phù hợp cho da bạn, nếu bạn chọn sản phẩm không tương thích với làn da có thể sẽ dẫn đến kích ứng trong thời gian sử dụng.
Dị ứng kem chống nắng Anessa?
Anessa là dòng kem chống nắng không gây dị ứng, với kết cấu chất kem dạng sữa lỏng dễ dàng thấm nhanh trên da, không gây nhờn dính. Đây cũng là dòng kem chống nắng dành cho những làn da bị dị ứng.
Dị ứng kem chống nắng Innisfree có biểu hiện gì?
Dấu hiệu dễ nhận biết khi dị ứng kem chống nắng Innisfree là ngứa. Cảm giác ngứa lăn tăn, li ti trên da. Một số thành phần trong kem chống nắng Innisfree có thể không phù hợp cho làn da của bạn.
Kem chống nắng Neutrogena có gây dị ứng không?
Dị ứng kem chống nắng Neutrogena là không có, trong thành phần kem chống nắng không chứa hương liệu, không dầu, không PABA, không có các thành phần hóa học, an toàn tuyệt đối cho da.
Bị dị ứng có nên bôi kem chống nắng?
Da dị ứng có nên xài kem chống nắng? Da dị ứng vẫn có thể dùng kem chống nắng, nhưng bạn nên chú ý nhiều hơn đến thành phần, nên chọn dòng kem chống nắng thiên nhiên an toàn và lành tính cho da.
Dị ứng kem chống nắng nên làm gì?
Cũng có nhiều sản phẩm kem chống nắng cho da dị ứng. Nhưng khi bị dị ứng kem chống nắng bạn nên loại bỏ kem chống nắng bằng cách rửa sạch da bằng nước mát. Bạn nên tránh nắng cho da lành hoàn toàn đối với người dị ứng nặng. Còn với dị ứng nhẹ bạn có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng để giữ ẩm cho da.
Một ngày nên dùng kem chống nắng mấy lần?
Để hạn chế tác động của tia UV đối với làn da, bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Nên thoa kem chống nắng trung bình 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ, trước khi ra nắng 20 phút.
Tổng kết lại, nếu bạn bị dị ứng kem chống nắng, rất có thể bạn đang phản ứng với một trong những thành phần chống nắng hóa học hoặc một chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như hương liệu hoặc chất bảo quản.
Tốt nhất bạn nên thử một loại kem chống nắng vật lý có càng ít thành phần càng tốt. Trong trường hiệu hiệu quả vẫn không khả quan thì bạn có thể cân nhắc đến các biện pháp thay thế kem chống nắng, chẳng hạn như viên uống chống nắng.
Mong rằng những thông tin cung cấp trong bài viết đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng dị ứng kem chống nắng. Từ đó có lựa chọn phù hợp nhất để chăm sóc và bảo vệ làn da của mình trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nguồn:
- https://www.healthline.com/health/sunscreen-allergy
————————————-
CHIAKI.VN – MUA SẮM TRỰC TUYẾN GIÁ TỐT
Website: https://chiaki.vn/
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
>